Kỹ năng sống

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu?

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu? - 1

1. Một bữa ăn nên kéo dài bao lâu?

  • A

    20-30 phút

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, trong guồng quay bận rộn của cuộc sống hiện đại, không ít người lựa chọn cách ăn cơm thật nhanh – chỉ vỏn vẹn 10-15 phút để tiết kiệm thời gian.
    Thói quen tưởng chừng vô hại này lại âm thầm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Dù bận rộn đến đâu, hãy dành cho mình 20-30 phút để dùng bữa trọn vẹn. Ăn chậm, nhai kỹ không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn, mà còn là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần, mang lại cảm giác thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

  • B

    30-40 phút

  • C

    40-50 phút

  • D

    50-60 phút

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu? - 2

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bữa ăn kéo dài quá lâu?

  • A

    Thực phẩm dễ nguội lạnh

  • B

    Giảm cảm giác ngon miệng

  • C

    Dễ gây rối loạn tiêu hóa

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

    Nếu bữa ăn kéo dài, thực phẩm dễ nguội lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập - đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện ăn uống ngoài trời như ở các quán vỉa hè. Chưa kể, việc ăn uống kéo dài còn làm giảm cảm giác ngon miệng, khiến bữa ăn trở nên uể oải, thiếu chất lượng.
    Tình trạng “ăn rong”, bữa ăn kéo dài tới cả tiếng đồng hồ ở trẻ nhỏ đang trở thành vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình. Thức ăn nguội lạnh, bị nghiền nát, mất hương vị ban đầu không chỉ khiến trẻ chán ăn mà còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó hấp thu.
    Bên cạnh đó, việc ép trẻ ăn lâu cũng dẫn đến áp lực tâm lý cho cả cha mẹ lẫn con cái, làm gia tăng căng thẳng trong bữa cơm gia đình. Về lâu dài, điều này có thể góp phần gây chứng biếng ăn kéo dài ở trẻ – một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Bữa ăn nên kéo dài bao lâu? - 3

3. Ăn quá nhanh dễ dẫn đến béo phì?

  • A

    Đúng

    Việc ăn cơm quá nhanh – chỉ trong 10-15 phút – cũng là thói quen cần thay đổi. Khi ăn vội, não bộ không kịp tiếp nhận tín hiệu no, khiến cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn mức cần thiết. Từ đó tạo cảm giác đầy hơi, chướng bụng, thậm chí mệt mỏi sau ăn.
    Về lâu dài, thói quen này làm tăng nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa. Chưa kể, ăn nhanh khiến dạ dày phải làm việc quá sức, dễ dẫn đến viêm loét, rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác.

  • B

    Sai

Các tin khác

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Sau ban bố tình huống khẩn cấp, phương án xử lý "hố tử thần" ở Bắc Kạn thế nào?

Lãnh đạo huyện Na Rì (Bắc Kạn) cho biết, với các hố sụt lún, lực lượng chức năng khoanh dây cảnh báo người dân không đến gần. Hai hộ dân sát vị trí sụt đã được yêu cầu di dời trong khi các cơ quan chuyên môn đang khảo sát, tìm nguyên nhân và lên phương án xử lý khi có đánh giá toàn diện, cơ sở khoa học.

Bộ Xây dựng báo cáo tình trạng khan hiếm nhà giá rẻ

Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản giai đoạn 2021-2023 gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung, mất cân đối cơ cấu sản phẩm, thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình.