Doanh nghiệp

Ngành thời trang: Làm gì để sống sót và bứt phá giữa trước sự tàn phá của đại dịch

Được ví như một "cơn sóng thần" càn quét qua hàng trăm quốc gia trên thế giới, đại dịch Covid-19 đang len lỏi vào từng ngõ ngách kinh tế toàn cầu. Giữa bối cảnh ấy, các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như thời trang chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để "sống sót" hay thậm chí còn được ví như trong một cuộc chiến sinh tồn, theo nhận định của giới chuyên gia.

Ngành thời trang "rung chuyển" bởi sự tàn phá "dai dẳng" COVID-19

Trong báo cáo tài chính công bố ngày 10/6, Adidas cho hay lợi nhuận ròng của hãng đã giảm xuống còn 432 triệu euro (513 triệu USD) thấp hơn nhiều so với con số 1,97 tỷ euro của năm 2019. Doanh thu của Adidas cũng giảm 16%, xuống còn gần 20 tỷ euro. Nhiều thương hiệu thời trang đã phải đóng cửa hàng loạt cơ sở của mình trên khắp thế giới (H&M đóng cửa 250/5000 cửa hàng, Zara đóng cửa hơn 1000 cửa hàng,..). Theo dự báo của McKinsey, có đến 1/3 các công ty thời trang trên toàn cầu… sẽ không thể tổn tại sau dịch.

Riêng tại Việt Nam, trong những lần Covid trở lại, nhiều cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, các doanh nghiệp thời trang, may mặc phải đóng bớt chi nhánh bán lẻ. Doanh thu thị trường thời trang năm đầu năm 2021 giảm hơn 10% so với năm 2019 dưới tác động của dịch bệnh

Lửa thử vàng

Các nhà mốt như Lemaire, Proenza Schouler, AMI… lại tỏ ra nhanh nhạy khi chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến và cung cấp những dịch vụ hấp dẫn đi kèm như: miễn phí tiền vận chuyển, áp dụng hình thức đổi trả 30 ngày… nhằm đảm bảo tối ưu doanh thu ngay trong mùa dịch. Xu hướng số hóa đang ngày càng lan rộng trong lĩnh vực marketing ngành thời trang.. Không chỉ tạo ra những phương án nhằm giúp các doanh nghiệp xoay xở trong thời kỳ khó khăn, việc chuyển đổi sang giao dịch online còn là một chiến lược dài hơi để thích ứng với sự thay đổi hành vi của người dùng

Ngành thời trang: Làm gì để sống sót và bứt phá giữa trước sự tàn phá của đại dịch - Ảnh 1.

Tuần lễ thời trang London Xuân - Hè 2021 được xem hoàn toàn trên nền tảng online

Bắt kịp xu thế chung, nhiều thương hiệu thời trang đã nhanh chóng kết hợp chiến lược kinh doanh trên các kênh truyền thống và trực tuyến, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Bà T- chủ cửa hàng thời trang ở Hà Nội chia sẻ: "Thay vì bán hàng qua các kênh truyền thống như trước đây, chúng tôi đẩy mạnh phương thức bán hàng qua website, các trang TMĐT uy tín, qua hệ thống online, nhằm mang lại sự thuận tiện cũng như nâng cao chất lượng phục vụ". Nhờ sự thay đổi nhanh nhạy, kịp thời, shop không những không bị tụt giảm doanh thu mà còn có sự đột phá, tăng 20% trong quý 3 năm 2021.

Ngành thời trang: Làm gì để sống sót và bứt phá giữa trước sự tàn phá của đại dịch - Ảnh 2.

Hệ thống kinh doanh online phát triển đã giúp các sản phẩm của nhiều thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng biết đến hơn.

Thời trang Việt chuẩn bị gì cho "bình thường mới"?

Không thể nói trước bất cứ điều gì trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay. Trong thời điểm này, cũng như các ngành khác, thời trang Việt buộc phải có những chiến lược dài hơi tự tìm đường sống cho riêng mình.

Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng

Theo dự báo từ Bain & Company, ngành thời trang toàn cầu có thể giảm từ 20-35% so với các năm trước. Đồng thời phải đợi đến năm 2023, doanh số tăng trưởng mới dần trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các cửa hàng thời trang nên hời hợt với khách hàng của mình. Trái lại, hãy luôn đảm bảo sợi dây kết nối với người tiêu dùng không bị đứt đoạn.

Các đơn vị kinh doanh nên thường xuyên chia sẻ những thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh qua fanpage, hoặc gửi email cảnh báo, nhắc nhở khách hàng bảo vệ sức khỏe ở thời điểm hiện tại hay tổ chức chương trình ưu đãi, minigame để tạo tương tác với khách hàng… bằng các công cụ chăm sóc khách hàng tự động hóa. Tất cả nhằm đảm bảo khách hàng vẫn luôn nhớ đến thương hiệu của bạn ngay cả khi những ngăn cách về mặt vật lý có thể xảy ra.

Chuyển dịch sang các kênh online

Doanh thu trực tuyến của Inditex tăng 50%, H&M tăng 17%, Gap tăng 13% trong quý I/2020. Con số này đủ cho thấy online đang là kênh đảm bảo doanh thu cho các doanh nghiệp thời trang Việt trước mối lo các cửa hàng offline phải đóng cửa hàng loạt nếu dịch Covid tiếp tục kéo dài

Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên nghĩ ngay tới việc thiết kế website với giao diện tối giản và tiện dụng thúc đẩy nhu cầu mua sắm của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với các shop bán hàng nhỏ lẻ, việc khai thác triệt để các kênh bán hàng qua mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok... cần được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như chatbot tư vấn và chốt đơn tự động 24/7 cũng là cách thức giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo mối tương tác xuyên suốt với khách hàng nếu xảy ra giãn cách xã hội.

Bóng ma Covid đang tạo nên nhiều thách thức cho ngành thời trang nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, tham khảo ngay các giải pháp Marketing và bán hàng online giúp các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh: Tại đây

Cùng chuyên mục

Đọc thêm