Khoa học

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam

Theo Cục Viễn thông, cơ quan này nhận được văn bản số 2898/A05-P5 ngày 24/4/2025 của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.

Theo đó, cơ quan công an thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam.

Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, tán phát tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy, có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố.

Theo quy định, Telegram hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như có trách nhiệm thông báo thông tin liên hệ cho cơ quan quản lý; kiểm tra giám sát, loại bỏ, ngăn chặn thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật theo quy định của Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật có liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam ảnh 1

Cục Viễn thông đề nghị các nhà mạng dùng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý thông tin vi phạm pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam triển khai các biện pháp kỹ thuật để “Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet”.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam.

“Việc lợi dụng hoạt động viễn thông thực hiện các hành vi chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội là hành vi bị nghiêm cấm. Khi đó doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch vụ”, Công văn nêu.

Bên cạnh đó, căn cứ theo pháp luật về viễn thông, từ ngày 01/01/2025 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên Telegram không chấp hành quy định.

Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm. Khi đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn.

Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ, triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an, báo cáo giải pháp, kết quả thực hiện bằng văn bản về Cục Viễn thông trước ngày 2/6/2025.

Các tin khác

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

Sa tử cung ở tuổi mãn kinh

Khối sa tử cung của bà Minh, 68 tuổi, tiếp tục sa ra ngoài sau hai năm phẫu thuật đặt lưới treo, gây viêm.

Elon Musk trấn an nhà đầu tư: "Đừng lo lắng, Tesla vẫn ổn"

Tại Diễn đàn Kinh tế Qatar, Elon Musk khẳng định Tesla đang trong trạng thái tốt, bất chấp các lo ngại về doanh số sụt giảm và cổ phiếu biến động. CEO của Tesla cũng cam kết sẽ tiếp tục điều hành công ty trong 5 năm tới và hé lộ kế hoạch thử nghiệm xe tự lái tại Austin, Mỹ.

Nhà mạng phải chặn Telegram tại Việt Nam

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng di động chặn hoạt động của ứng dụng Telegram do có hành vi vi phạm pháp luật, báo cáo kết quả về Cục trước ngày 2/6.

Cuộc "đại phẫu" lịch sử tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giải quyết 82% tổng số lao động, tuy nhiên khu vực kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển. Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa ban hành được coi là "kim chỉ nam" cho con đường phát triển kinh tế tư nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân.

Toàn cảnh khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giải quyết 82% tổng số lao động, tuy nhiên khu vực kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển. Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa ban hành được coi là "kim chỉ nam" cho con đường phát triển kinh tế tư nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân.