Ngải Thầu là một xã vùng cao nằm giáp biên giới phía bắc của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây khí hậu ôn đới, quanh năm mây mù bao phủ tạo thành khung cảnh huyền ảo.
Ngải Thầu, tiếng địa phương là “mũi đá”, nhô ra trên đỉnh núi Ma Cha Va hùng vĩ bốn mùa sương trắng, gió trời lồng lộng, tiết trời Thu mà rét lạnh tựa mùa đông. Chính vì vậy, khi Đông đến nơi đây càng lạnh giá.
Đứng ở Ngải Thầu Thượng có thể phóng tầm mắt ngắm thung lũng Thiên Sinh, ruộng bậc thang Thèn Pả của người Hà Nhì, người Mông trải mênh mông "dát vàng" lên những sườn núi chênh vênh và thung lũng xa hút tầm mắt...
Đến mùa đông, cảnh sắc nơi đây tuy không còn thơ mộng nhưng những ngày mùa thế nhưng cũng mang nét thú vị riêng biệt khi cả núi rừng chìm trong tĩnh lặng, bao phủ lên một màu trắn xóa của băng giá...
Băng giá phủ trắng xóa cả một vùng rừng núi Ngải Thầu...
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi ngắm núi rừng được bao phủ bởi lớp sương mù băng giá...
Với độ cao 2.000m so với mực nước biển, đây là nơi có thể dễ dàng cho du khách cơ hội ngắm những biển mây vào những mùa còn lại trong năm mà không tốn quá nhiều sức như leo núi. Còn mùa Đông, nơi đây biến thành những khu rừng "huyền bí" trong màn sương mù mờ ảo...
Hoa đào muộn được bao bọc trong lớp băng giá...
Tẩn Táo Lả (21 tuổi, xã A Lù, huyện Bát Xát) thích thú chơi đùa trong băng tuyết.
Không chỉ người dân bản địa, du khách cũng rất thích thú trước cảnh sắc thiên nhiên nơi đây những ngày này.
Bản làng người Mông trên đỉnh Ngải Thầu Thượng.
Người Mông có câu nói "không có ngọn núi nào cao hơn đầu gối người Mông", câu nói thể hiện đức tính chịu khó, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập quán sinh sống của đồng bào Mông bao đời nay. Câu nói này đúng hơn khi đến với thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) - bản người Mông nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển (được coi là bản cao nhất Việt Nam).