Tài chính

Đặc sản ngon nức tiếng bị Trung Quốc từ chối: Láng giềng Việt Nam đành lấy độc trị độc

Sầu riêng lâu nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan vì đây là loại trái cây rất được yêu thích tại thị trường xuất khẩu chủ lực của nước này, đó là Trung Quốc.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, năm 2021, Thái Lan xuất khẩu hơn 875.000 tấn sang Trung Quốc và mang lại doanh thu ít nhất 3,4 tỷ USD. Và mục tiêu không dừng lại ở đó khi Thái Lan năm nay đặt con số xuất khẩu tăng cao hơn nữa vì dự kiến ​​thu hoạch sản lượng lớn hơn.

Nỗi sầu của sầu riêng

Tuy nhiên do chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn áp dụng chính sách "Không Covid-19" trong phòng chống dịch nên nó có thể gây tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan trong mùa thu hoạch tới.

Thực tế cho thấy, chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc lâu nay khiến giao thông biên giới bị tắc nghẽn, hàng đoàn xe tải chở thực phẩm xếp hàng dài ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Lý dó là vì... phải chờ xét nghiệm Covid-19 mới được thông quan.

Đặc sản ngon nức tiếng bị Trung Quốc từ chối: Láng giềng Việt Nam đành lấy độc trị độc - Ảnh 1.

Quầy bán sầu riêng trên đường phố Bangkok.

Theo tờ CNA, nhiều người làm việc trong ngành xuất khẩu sầu riêng ở Thái Lan cho biết, nếu xe tải chở hàng nào bị phát hiện có virus, số hàng hóa đó sẽ bị tiêu hủy hoặc Trung Quốc sẽ đóng cửa biên giới trong vài ngày, thậm chí vài tuần.

Thực trạng này đã đẩy nhiều nông dân ở Thái Lan rơi vào tình cảnh khốn đốn, đặc biệt là trong mùa vụ năm ngoái.

"Thiệt hại là rất lớn, với hàng chục nghìn tấn trái cây đã bị hư hỏng", ông Chonlatee Numnoo, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp tại Vùng 6, cho biết.

Vùng 6 là nơi tập trung của các nhà sản xuất sầu riêng lớn nhất Thái Lan, bao gồm các tỉnh phía đông Chanthaburi, Rayong và Trat.

Ông Chonlatee cho biết, sản lượng sầu riêng ở khu vực phía đông dự kiến ​​đạt 740.000 tấn trong năm nay, trong đó còn có 210.000 tấn măng cụt, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng khác sang Trung Quốc.

"Rất khó để chúng tôi kiểm soát tình hình virus có thể bị phát hiện bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên. Ngoài ra, tình hình Covid-19 hiện tại cũng khiến chúng tôi lo ngại vì biến chủng Omicron rất dễ dàng lây lan", ông nói với CNA.

"Lấy độc trị độc"

Để giảm thiểu rủi ro sản phẩm hàng hóa bị nhiễm virus và tránh tình trạng tắc nghẽn chậm hàng không cần thiết, Thái Lan đã và đang thực hiện chiến lược "Không Covid-19" riêng tại các trang trại và khu nhà đóng gói sầu riêng.

Các biện pháp được thực hiện bao gồm xét nghiệm thường xuyên cho công nhân, đeo khẩu trang, găng tay, kiểm tra thân nhiệt, cũng như khử khuẩn sản phẩm, bao bì và phương tiện vận chuyển sản phẩm qua biên giới.

"Chúng tôi phải đảm bảo nơi đóng hàng không có Covid-19", ông Chonlatee nói. "Thậm chí đối với những tài xế lái xe tải hàng hóa vào, chúng tôi cũng có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ như có chỗ ăn ở riêng biệt".

Đây thực sự là công việc khổng lồ vì hiện tại có đến 702 khu nhà đóng gói trái cây xuất khẩu ở miền đông Thái Lan. Trong đó có đến 630 khu được đặt tại Chanthaburi.

Mỗi năm, Thái Lan xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không và hai tuyến đường chính hiện nay là qua Lào và Việt Nam .

Đặc sản ngon nức tiếng bị Trung Quốc từ chối: Láng giềng Việt Nam đành lấy độc trị độc - Ảnh 2.

Thái Lan tính đàm phán để sử dụng tuyến đường sắt mới nối Lào với Trung Quốc để chuyển sầu riêng đến Trung Quốc.

Nhưng với thực tế kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt dọc theo biên giới của Trung Quốc, chính phủ Thái Lan hy vọng trái cây có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm nay bằng tuyến đường sắt cao tốc mới nối thủ đô Vientiane, Lào với thành phố Côn Minh của Trung Quốc.

Ông Chonlatee cho rằng, nếu Thái Lan có thể đàm phán được để sử dụng tuyến đường sắt này, tình trạng tắc nghẽn tại các cửa khẩu biên giới trên bộ sẽ giảm. Họ cũng sẽ phân phối được nhiều trái cây hơn sang thị trường lớn là Trung Quốc.

"Sức chứa của đoàn tàu khá lớn. Một chuyến có thể vận chuyển khoảng 35 container hoặc tối đa 50 container ", ông Panusak Saipanich, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan cho biết.

"Điều này có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực xuất khẩu. Nếu thỏa thuận đường sắt thành công, hàng hóa của chúng tôi sẽ không phải mắc kẹt tại các cửa khẩu biên giới trên bộ. Trong trường hợp bị đóng biên, tuyến đường sắt thì có thể chuyển hàng hóa sang tuyến đường sắt".

"Chúng tôi đang chờ xem liệu Trung Quốc có chấp thuận kịp thời vụ trái cây này hay không vì vào tháng 5, chúng tôi sẽ có cả sầu riêng và măng cụt", ông Panusak nói.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm