VN-Index ghi nhận sự phục hồi trong tuần vừa qua với thanh khoản được duy trì ở mức trung bình khoảng 8.500 tỷ đồng.
Về diễn biến cụ thể, VN-Index giảm mạnh đầu tuần và duy trì đà bán trong suốt phiên sáng phiên ngày 21/3. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy lập tức xuất hiện ngay khi chỉ số chung lùi về hỗ trợ quanh vùng điểm 1.015 – 1.020 đã giúp thị trường có được sự phục hồi, cải thiện về mặt điểm số.
Sắc xanh tiếp tục được duy trì các phiên sau đó đã phần nào giảm bớt sự bi quan của nhà đầu tư trước những thông tin kém sắc của thị trường thế giới. Tuy nhiên áp lực bán một lần nữa xuất hiện trở lại khi VN-Index tiếp cận vùng kháng cự 1.050 cho thấy thị trường đang có phần hụt hơi trong nhịp phục hồi. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.046,79, tăng 1,65 điểm, tương đương tăng nhẹ 0,16% so với tuần trước.
Sự thận trọng của khối ngoại để thể hiện rõ ràng hơn trong tuần này khi quy mô rót ròng thu hẹp đáng kể còn gần 400 tỷ đồng. Về phía giao dịch của các nhóm nhà đầu tư trong nước, tổ chức nội đẩy mạnh bán ròng trong khi NĐT cá nhân và tự doanh có sự thay đổi vị thế giao dịch.
NĐT cá nhân đảo chiều mua ròng 1.510 tỷ đồng, tập trung nhóm ngân hàng
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng quay lại mua ròng các đại diện thuộc nhóm xây dựng & vật liệu (241 tỷ đồng), bán lẻ (179 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (162 tỷ đồng), dầu khí (105 tỷ đồng), …
Chiếm ưu thế hơn về số lượng, song giao dịch bên bán không có nhiều điểm nhấn khi không có ngành nào bị rút ròng trên 100 tỷ đồng. Trong đó, dòng hóa chất bị rút ròng mạnh nhất gần 61 tỷ đồng.
Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng duy trì tại các nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản, … với giá trị thấp hơn.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, VPB là cổ phiếu duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên 200 tỷ đồng.
Lực mua các cá nhân cũng tìm đến VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) với giá trị 188,6 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước
Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến các đại diện của nhóm vốn hóa lớn là MSN (156,9 tỷ đồng), MBB (125,1 tỷ đồng), VIB (103 tỷ đồng), VNM (93 tỷ đồng), MWG (78,3 tỷ đồng), ACB (69,8 tỷ đồng), PLX (63,1 tỷ đồng), … Theo sau, nhóm này mua ròng nhẹ hơn các cổ phiếu HDB, CTG, FRT, TCB,...
Tại chiều bán ròng, giao dịch vẫn tập trung mạnh nhất ở VHM với 196,9 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất bị xả ròng trên 100 tỷ đồng trong tuần qua.
Kế tiếp, các cá nhân trong nước có động thái chốt lời 82,7 tỷ đồng cổ phiếu VCI trong bối cảnh mã này giữ giá khá tốt bất chấp nhịp điều chỉnh vừa qua của thị trường. Tuần qua, VCI tăng 5,4% lên 31.050 đồng/cp.
Cùng chiều, các cá nhân rút ròng khỏi một số đại diện như DCM (77,3 tỷ đồng), VCB (53,8 tỷ đồng), HSG (43,3 tỷ đồng), …
Tổ chức trong nước bán ròng 1.025 tỷ đồng, tập trung xả VCG
Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội bán ròng 1.025 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 693 tỷ.
Tính riêng giao dịch khớp lệnhổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm xây dựng và vật liệu. Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dầu khí.
Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua không thật sự nối bật khi không mã nào hút ròng hơn 100 tỷ đồng. Cổ phiếu STB của Sacombank tiếp tục được tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 70,2 tỷ đồng.
Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng PLX (41,2 tỷ đồng), E1VFVN30 (36,6 tỷ đồng), SBT (17,5 tỷ đồng), FPT (15,8 tỷ đồng).
Bên phía bán ròng, danh mục của tổ chức trong nước có sự góp mặt của VCG (208,1 tỷ đồng).
Mặc dù giải ngân vào STB, hai cổ phiếu ngân hàng nằm trong danh mục rút vốn gồm VIB (90,6 tỷ đồng) và VPB (80,8 tỷ đồng).