Ở Trung Quốc, việc vào được các trường đại học lớn như ĐH Thanh Hoa chính là một ước mơ lớn và cơ hội đổi đổi. Các bậc cha mẹ cho con đi học thêm ngay từ cấp 2 để chuẩn bị cho việc thi vào đại học. Tuy nhiên đi kèm với những ước mong là những gánh nặng vô hình mà con trẻ phải mang theo, làm cho nhiều học sinh hành xử tiêu cực, điển hình như câu chuyện của nam sinh Cao Moushan dưới đây.
Thời gian qua, truyền thông Trung Quốc xôn xao về câu chuyện nam sinh giả vờ lừa cha mẹ là mình trúng tuyển ĐH top đầu, nhưng mãi sau mới phát hiện đó chỉ là sự giả dối.
Cao Moushan - con trai út trong một gia đình nhà nông ở Lôi Châu, Trung Quốc. Dù sở hữu vẻ ngoài nghịch ngợm nhưng cậu lại khiến phụ huynh vô cùng hạnh phúc khi còn nhỏ là một đứa trẻ ngoan, biết quán xuyến chuyện nhà cửa phụ bố mẹ.
Song, vì chị lớn và các anh trong nhà đều không thuận chuyện học hành cộng thêm áp lực đồng trang lứa từ các sinh viên đại học khác trong làng, Cao Moushan cũng mong muốn bản thân đạt điểm cao để gia đình tự hào. Tuy nhiên, lực học của cậu lại không được tốt như mong đợi.
Chính vì vậy, Cao Moushan đã nghĩ ra cách để lấp liếm sự dối trá của mình. Vào cuối tháng 8/2022, bảng xếp hạng được công bố, Cao đã quyết định nói dối rằng lần này có thành tích xuất sắc, đạt hơn 700 điểm. Thậm chí, cậu bạn còn làm giả giấy báo nhập học vào Đại học Thanh Hoa (ngôi trường top đầu Trung Quốc có tỉ lệ chọi vô cùng khắc nghiệt) dù số điểm thực của chỉ là 235 điểm.
Giấy báo nhập học giả của Cao.
Không chỉ vui sướng tới mức mất ngủ mấy đêm liền, bố Cao còn ngay lập tức chụp ảnh cùng con trai khoe giấy báo nhập học trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa rồi gửi hết cho người thân, bạn bè trên MXH.
Ông bày tỏ muốn tổ chức một bữa tiệc nhập học hoành tráng, thậm chí còn đặc biệt chi ra 50.000 NDT (khoảng 167 triệu VND), nhờ người làm băng rôn chúc mừng. Vào ngày khai tiệc, ông kéo cờ và đốt pháo trong làng, mời cả làng mở tiệc ăn mừng tại nhà.
Bố mẹ phấn kích tới mức làm hẳn băng rôn chúc mừng, mời cả làng tới ăn cỗ.
Chính vì vậy, sự việc cũng đã nhanh chóng thu hút cả cán bộ thôn vào cả phòng giáo dục địa phương chú ý. Trong bức ảnh chụp hai cha con kèm theo giấy báo, có người phát hiện rất nhiều sai sót.
Thông báo bị thiếu từ và cũng có nhiều lỗi chính tả - Những vấn đề này hầu như không thể xuất hiện trong giấy báo nhập học của một trường đại học lớn danh giá!
Bố của nam sinh rất vui mừng đã chụp ảnh ngay cùng con, không quên khoe giấy báo nhập học.
Khi được nhiều người hỏi nam sinh cũng quanh co không thể giải thích. Điều này càng chứng minh giấy báo này là giả. Sau đó, Cao cũng không thể giấu giếm sự thật và thừa nhận đã mua giấy báo nhập học giả để lừa bố mẹ khiến người thân, bạn bè. Bố nam sinh này đã choáng váng đến mức phải nhập viện vì tăng huyết áp.
Hậu quả tâm lý còn đáng sợ hơn sự thật thất vọng
Bữa tiệc nhập học chính thức bị đình chỉ và tin tức về việc nam sinh giả mạo giấy nhập học lan truyền. Sau đó, kết quả thi đại học thật của cậu bị lộ, tâm lý của Cao Moushan trở nên ảnh hưởng nặng nề.
Trước búa rìu dư luận, Cao Moushan không thể chịu nổi. Khi chưa đầy 20 tuổi, cậu đã chọn cách trốn khỏi nhà để trốn tránh trách nhiệm.
Dù bị mọi người tìm thấy ngay sau đó, nhưng Cao Moushan vẫn quyết tâm không đi làm việc. Bố của cậu phải đi cầu xin con trai út về nhà cùng khuyên nhủ, nhưng lần nào cũng nhận về một lời từ chối trực tiếp. Mấy ngày sau, người ta bắt gặp Cao Moushan ngày ngày lang thang ngoài đường.
Ảnh minh hoạ
Lời cảnh tỉnh về áp lực điểm số lên con cái
Đánh giá về hành vi của nam sinh Cao Moushan qua sự việc trên, nhà tâm lý học giáo dục Shen Yaqin cho rằng thực tế do sự ngây thơ và đơn giản trong nhận thức, nên khi áp lực tâm lý tăng gấp đôi, nam sinh dễ có những hành vi quá khích.
Chúng ta nên hành động mang tính thiện chí hơn trước vấn đề nam sinh làm giả bằng cấp học vấn, và tốt nhất là đừng gán cho đứa trẻ này quá nhiều lời buộc tội!
Đúng, việc làm giả bằng cấp là SAI. Tuy nhiên, cha mẹ nên nhìn nhận vấn đề này dưới góc nhìn của con: Tại sao lại làm giả? Làm giả với mục đích lừa người hay vì ám ảnh tâm lý?...
Như trong câu chuyện của Cao Moushan, cậu đã sai nhưng hành vi này không đáng để bêu rếu trước nơi công cộng. Điều này chỉ khiến Cao đang trầm cảm vì điểm số, nay càng gánh thêm áp lực tinh thần.
Ảnh minh hoạ
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay quá chú trọng đến điểm số của con cái, điều này cũng dẫn đến một thế hệ con trẻ căng thẳng hơn. Và những đứa trẻ nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn sẽ rất dễ lạc lối và xảy ra những tình huống như nam sinh trong sự việc trên. Đồng thời, những người trong cuộc có thể bao dung hơn, cho đứa trẻ này cơ hội và không gian để sửa đổi!
Nguồn: 163