Kỹ năng sống

Tiến sĩ bị sa thải, nhân viên tốt nghiệp trung cấp được đề bạt: Bằng cấp không tạo nên vận mệnh, nhưng LƯỜI BIẾNG có thể huỷ diệt tất cả!

Giáo sư Barabasi của trung tâm nghiên cứu mạng phức hợp Boston và đại học Northeastern Hoa Kỳ đã từng thực hiện một nghiên cứu, xem liệu bằng cấp có ảnh hưởng đến mức thu nhập của một người hay không? Kết quả là: không ảnh hưởng gì.

Một số lượng lớn các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng nếu thành tích học tập của một người đủ cao để đáp ứng yêu cầu của Harvard nhưng lại không được nhận vào Harvard vì hoạt động ngoại khóa kém, thì mức thu nhập trung bình của anh ta 10 năm sau khi tốt nghiệp là bằng với mức thu nhập của các sinh viên tốt nghiệp Harvard đồng trang lứa!

Nếu bằng cấp học vấn và những ngôi trường danh tiếng không có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tương lai, vậy điều gì có quyền năng thay đổi số phận của một con người?

1. Có trách nhiệm, chịu cực chịu khó

Tôi đã từng biết một người tốt nghiệp bằng tiến sĩ, cậu ấy làm việc cho 4 công ty trong 5 năm, nhưng trải nghiệm ở mỗi công ty thì đều giống nhau. Ban đầu thì rất được công ty trọng dụng nhưng sau một thời gian dài thì không còn nữa, cuối cùng kết cục vẫn là bị sa thải. Cậu ấy phẫn nộ và cảm thấy mình bị coi thường, đàn áp ở khắp mọi nơi.

Tiến sĩ bị sa thải, nhân viên tốt nghiệp trung cấp được đề bạt: Bằng cấp không tạo nên vận mệnh, nhưng LƯỜI BIẾNG có thể huỷ diệt tất cả!  - Ảnh 1.

Thật thú vị khi công ty cuối cùng mà cậu ấy làm việc cũng là một khách hàng của tôi. Trong cuộc nói chuyện với chủ tịch công ty, tôi có hỏi thăm đôi chút về cậu tiến sĩ đó. Ngay khi nghe tên thì ông chủ tịch đã lắc đầu.

"Lý do tôi coi trọng cậu ấy ngay từ đầu và sẵn sàng cho cậu ấy một vị trí tốt là vì tôi cảm thấy rằng cậu ấy có nền tảng chuyên môn cao và tiềm năng lớn. Nhưng rất nhanh sau đó tôi đã phát hiện ra rằng kỹ năng giải quyết vấn đề của cậu ấy quá kém. Ví dụ, khi gặp những việc có tính khiêu chiến thì luôn sợ khó, chẳng hạn trong quá trình làm việc, khi có vấn đề xảy ra, phản ứng đầu tiên của cậu ấy là oán trách người khác và đỗ lỗi cho hoàn cảnh, chứ không biết chủ động tìm nguyên nhân từ bản thân để nghĩ cách giải quyết. Cuối cùng, tôi không còn cách nào khác đành phải cho cậu ấy từ chức. "

Vị chủ tịch đó nói: "Đáng tiếc, tuy rằng cậu ấy có kiến thức của một tiến sĩ nhưng lại không có năng lực của một tiến sĩ. Cậu ấy không hiểu một đạo lý đơn giản nhất, đó là công ty mời cậu ấy đến, không phải để nghe cậu ấy oán trách đổ lỗi, bất kỳ công ty nào cũng không cần một 'oán phụ công sở' như thế, thứ mà chúng tôi cần là những chuyên gia thực thụ có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau."

Trái ngược với vị tiến sĩ này, một nhân viên nghiệp vụ nhỏ bé tốt nghiệp trung cấp nghề không có nhiều kiến thức lại được thăng chức lên làm giám đốc công ty.

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, thậm chí còn không biết máy lạnh là gì, cũng chưa từng kinh doanh, cô đã gặp phải một vấn đề lớn khi mới đến công ty: nhân viên nghiệp vụ trước đó đã để lại một khoản nợ hơn 60.000 USD.

Khi đó, đồng nghiệp khuyên cô cứ mặc kệ đi, suy cho cùng thì khoảng nợ này cũng chẳng liên quan gì đến cô. Nhưng cô ấy cảm thấy rằng khi cô ấy đảm nhận vị trí này, thì có nghĩa là tất cả những chuyện liên quan đến vị trí này đều thuộc trách nhiệm của cô.

Ngay khi chủ đại lý nghe thấy cô đến để đòi khoản nợ, anh ta liền chối đủ trăm đường, mặc cho cô có nói như thế nào thì cũng chẳng ăn nhầm gì.

Không còn cách nào, cô chỉ có thể ngày ngày đứng chặn ở cửa công ty đó, kiên trì bám sát theo đuôi tên chủ kia, hết tổng cộng hơn 40 ngày. Cuối cùng, bên kia cũng đồng ý cho cô lấy hàng để tất toán. Nhưng đến thời gian đã định thì bên kia lại tiếp tục giở trò biến mất tăm. Vì vậy, cô đã tìm gặp các nhân viên của bên kia để nói đạo lý cho họ hiểu, đồng thời giở chút thủ đoạn tình cảm, thế là họ cũng về phe cô. Kết quả, qua ngày hôm sau, khi ông chủ vừa đến công ty thì họ liền bí mật báo cho cô biết ngay.

Lần này cuối cùng cô cũng nhận được hàng.

Một nhân viên bình thường lại làm được việc không ai dám làm, điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử công ty, do đó ban lãnh đạo công ty cũng bắt đầu chú ý đến người nhân viên bình thường này.

Công ty máy lạnh này là Gree, và cô nhân viên bình thường này chính là Đổng Minh Châu. Hiện là chủ tịch của Gree Electric. Là một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc.

Tiến sĩ bị sa thải, nhân viên tốt nghiệp trung cấp được đề bạt: Bằng cấp không tạo nên vận mệnh, nhưng LƯỜI BIẾNG có thể huỷ diệt tất cả!  - Ảnh 2.

2. Tính tự giác

Xuất phát điểm của cậu tiến sĩ rõ ràng là cao hơn Đổng Minh Châu, nhưng tại sao kết quả lại "ngược đời" đến vậy?

Lý do chính cho điều này đó là "tự giác".

Trong khi tiến sĩ liên tục oán trách, thì những nhân viên có tính tự giác như Đổng Minh Châu đã tìm ra giải pháp cho vấn đề và thậm chí bắt đầu thực hiện nó.

Khi tiến sĩ đổ lỗi cho người khác thì người có tính tự giác đã chủ động nhận trách nhiệm ngay cả khi nó không thuộc về mình, và mở ra con đường phát triển nhanh chóng cho bản thân.

Những nhân viên giỏi nhất ngày nay phải là những "nhân viên có tính tự giác", có khả năng tự quản và biết chịu trách nhiệm. Đây không chỉ là nhân viên mà bất kỳ công ty, người sếp nào cũng muốn có, mà còn là điều kiện tiên quyết để một người phát triển bản thân nhanh hơn, tốt hơn và giỏi hơn ở nơi làm việc.

Nhân viên tự giác khác với nhân viên bình thường như thế nào? Tại sao nhân viên tự giác có thể phát triển nhanh hơn và tốt hơn?

Trước hết, họ sẽ không đổ lỗi cho đám đông mà luôn có tâm lý tự chịu trách nhiệm, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Thứ hai, họ sẽ cố gắng tìm ra phương hướng và mục tiêu phấn đấu của mình càng sớm càng tốt. Thứ ba, họ có thái độ rất tích cực, không lãng phí thời gian cho sự đổ lỗi, và chần chừ không cần thiết mà luôn có thái độ chủ động thay đổi môi trường và cải thiện bản thân. Cuối cùng, họ sẵn sàng bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình và nỗ lực hơn những người khác.

Dù một nhân viên có tính tự giác tốt đến đâu thì cũng không phải là người vừa mới sinh ra đã giỏi. Học cách tự quản giúp bạn dù trong môi trường và điều kiện nào, dù xuất phát điểm thấp đến đâu, đều có thể biến mọi giai đoạn thành cơ hội để phát triển nhanh chóng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm