Xã hội

"Muốn GDP tăng trưởng 8,3 - 8,5% trong năm nay, doanh thu bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng phải tăng trưởng 13%"

Đánh giá về triển vọng tăng trưởng nửa cuối năm 2025 tại talk show "Giải mã cơ hội đầu tư khi chứng khoán tiệm cận đỉnh lịch sử", diễn ra mới đây, ông Huỳnh Hoàng Phương – Chuyên gia phân tích độc lập, cho rằng cơ hội để đạt được mức tăng trưởng trên 8%, thậm chí là từ 8,3 - 8,5% là có nhưng phải có những giải pháp đủ nhanh.

Ông chỉ ra: "Nhiều người thắc mắc tại sao 6 tháng đầu năm, Việt Nam dù tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 8% mà Chính phủ lại đưa kịch bản tham vọng hơn cho tăng trưởng GDP nửa cuối năm lên 8,3 - 8.5%".

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh tổng thể, các quốc đã vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển, họ đều phải trải qua giai đoạn tăng tưởng cao, kéo dài vài chục năm.

 Giai đoạn 60 năm sau đổi mới của một số quốc gia. (Nguồn: Ông Huỳnh Hoàng Phương tổng hợp).

Trong khi, Việt Nam mình đang ở mức thấp, nếu không đặt kịch bản tham vọng như vậy thì rõ ràng Việt Nam không thể nào tiếp bước đi lên con đường giống như các nước thành công được mà sẽ đi xuống, rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chuyên gia phân tích.

Việc đặt mục tiêu cao cho thấy nỗ lực của Chính phủ đã tránh tình trạng khu vực công khi thấy đã đạt mục tiêu sẽ ngừng nỗ lực và khiến Việt Nam mãi ở giai đoạn lưng chừng.

Để vượt bẫy thu nhập trung bình, chúng ta bắt buộc phải đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao, tuy nhiên, kịch bản này cũng rất thách thức.

Ông Huỳnh Hoàng Phương – Chuyên gia phân tích độc lập. (Ảnh: H.A).

"Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 8,3 - 8,5% thì toàn bộ cấu phần kinh tế đều phải tăng trưởng tích cực. Trong đó, cấu phần lớn nhất trong GDP là tiêu dùng cuối cùng phải khoảng 8%", ông Phương phân tích.

Ngoài yếu tố đầu tư công, tiêu dùng nội địa cần phải cải thiện mạnh mẽ, có một bước chuyển lớn. Bởi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,3% thìtổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải tăng khoảng 13%, trong khi nửa đầu năm 2025 mới chỉ tăng trưởng quanh mức 8 - 9%. Chỉ những giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tốt, "vào guồng" mới đạt tăng trưởng hai con số.

Vậy phải có một bước chuyển, để tiêu dùng nội địa tăng cao như vậy cần giải quyết hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất đó là vấn đề về tài sản. Khi các thị trường tài sản còn ảm đạm thì người dân rất khó thay đổi tâm lý phòng thủ tiết kiệm sang chi tiêu.

Thứ hai là kích cầu. Chính phủ đã có nhiều chính sách giảm thuế phí như việc giảm 2% VAT đến cuối năm 2026. "Tuy nhiên, muốn tiêu dùng tăng trưởng mạnh phải đồng bộ rất nhiều chính sách để kích cầu, cộng với hiệu ứng tài sản để giúp tiêu dùng cuối", chuyên gia Huỳnh Hoàng Phương phân tích và cho biết, một trong những giải pháp có thể kích cầu là thay đổi cái mức giảm trừ gia cảnh đóng thuế thu nhập cá nhân.

Chính sách này thậm chí còn mang lại hiệu quả với sức mua hơn cả việc giảm VAT 2%. Sức mua của người tiêu dùng nó rất quan trọng, không phải cho giai đoạn năm nay mà còn là 5 năm tiếp theo.

"Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh của người lao động là một bước tiến mà theo tôi sẽ giúp tăng tính khả thi cho mức tăng trưởng hai con số của tiêu dùng nội địa trong giai đoạn 5 năm tới", ông Phương nói.

Những người lao động có thu nhập hàng tháng từ 50 triệu đồng trở xuống theo cái đề xuất mới thì sẽ có khả năng được giảm thuế. Điều này sẽ củng cố sức mua rất lớn và có tác dụng phân phối thu nhập xã hội nó tốt hơn.

"Mục tiêu tăng trưởng năm nay muốn đạt được thì ngoài đầu tư công cần củng cố tiêu dùng. Cơ hội đạt được vẫn có nhưng mà phải đủ nhanh", ông Phương nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Lê Tự Quốc Hưng – Trưởng phòng Chiến lược thị trường, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay đã khá là thách thức.

Tuy nhiên, đúng là trong bối cảnh này cần đặt mục tiêu cao để có động lực phấn đấu, nhất là khi áp lực từ phía bên ngoài vẫn có.

Dù vậy, trong 6 tháng cuối năm, ông Hưng kỳ vọng sẽ có sự cải thiện về tiêu dùng, thứ hai là đầu tư công. Đây là những động lực nội tại mà Chính phủ có thể kiểm soát được.

"Nhìn xa hơn, trong cái giai đoạn 5 năm sắp, với những cái chính sách hiện tại, lộ trình đưa ra và khung thuế thu nhập cá nhân như Bộ Tài chính mới đề xuất thì mục tiêu tăng trưởng cao sẽ khả thi hơn", ông Hưng nói.

 

Các tin khác

Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Vật lộn với tin giả

Theo TS Lê Ngọc Sơn, từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 mới thấy khuôn mặt đạo đức của nạn tin giả xấu xí và bất nhân làm sao. “Cần lên án mạnh mẽ và ràng buộc bởi những chế tài pháp luật đủ sức răn đe, nắn chỉnh những hành vi xấu xí này”, TS. Lê Ngọc Sơn cho hay.

Chính phủ ban hành quy định mới về đầu tư từ các quỹ bảo hiểm

Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nghị định này thay thế Nghị định số 30/2016/NĐ-CP, đồng thời xác lập nguyên tắc, danh mục và phương thức đầu tư, cùng các quy định liên quan đến quản lý, phân bổ và sử dụng tiền sinh lời.

Kết thúc nửa đầu năm, các tổ chức quốc tế cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế 2025 như thế nào?

Sau khi Việt Nam công bố mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, Standard Chartered và ADB hạ kỳ vọng do lo ngại rủi ro thuế quan và tín hiệu chững lại trong thương mại toàn cầu, thì AMRO và UOB lại nâng dự báo nhờ triển vọng tích cực từ FDI, tiêu dùng nội địa và các cải cách thể chế.

Giá vàng và bạc đang tụt dốc: Chuyên gia khuyên mua bán ra sao?

Sau khởi đầu tuần đầy hứa hẹn, giá vàng và bạc đang tụt dốc khi nhà đầu tư chuyển hướng sang thị trường chứng khoán. Quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tạo áp lực lên giá kim loại quý. Tuy nhiên, nếu dữ liệu việc làm sắp công bố cho thấy thị trường lao động yếu, đây có thể là cú hích cần thiết để vàng bật lại.