Kỹ năng sống

Một kiểu dạy dỗ phá hỏng tương lai của con: Nhiều cha mẹ phạm phải!

Tôi đã không còn nhớ rõ đây là lần thứ mấy mình bước ra từ phòng giáo viên chủ nhiệm.

Suốt cả quãng đường về nhà, tôi luôn tức giận chất vấn cậu con trai của mình:

"Tại sao con lại trốn tiết?

Rốt cuộc phải làm sao thì con mới hiểu được rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của con bây giờ là học tập hả?

Có học giỏi sau này mới thi đỗ đại học, rồi mới tìm được một công việc tốt…"

Con trai mặc dù vẫn có vẻ nghe nhưng biểu cảm đã ngày một trở nên khó chịu hơn.

Nhưng tôi không hề để tâm tới điều đó, tiếp tục "giảng đạo lý" cho con, rồi chờ con cho tôi một câu trả lời như thường lệ.

Nhưng phản ứng của con sau đó khiến tôi bất ngờ, thằng bé khựng lại, không đi nữa, trừng mắt lên rồi lớn tiếng với tôi:

"Bố nói đủ rồi đấy, bố đừng nói nữa được không, con chán ngấy những lời thuyết giảng như vậy của bố rồi bố có biết không?"

Đầu óc tôi trống rỗng…

Đó là lần đầu tiên con trai phản ứng lại với tôi, còn tôi thì thật sự rất sốc…

Sau đó, tôi không ngừng suy nghĩ, không biết mình sai ở đâu mà con lại phản ứng lại dữ dội như vậy.

Dần dần, khi tìm đọc nhiều hơn về sách giáo dục và cả một lượng lớn kiến thức tâm lý học, tôi mới hiểu ra được rằng:

Thì ra, nói đạo lý suông với con cái, là phương pháp giáo dục vô hiệu nhất.

Thì ra, những ông bố bà mẹ chỉ biết nói đạo lý với con, sẽ không bao giờ bồi dưỡng nên được những đứa con ưu tú.

Một kiểu dạy dỗ phá hỏng tương lai của con: Nhiều cha mẹ phạm phải! - Ảnh 1.

01
Nói đạo lý suông với con cái, là phương pháp giáo dục kém hiệu quả nhất

Có lẽ chúng ta thường hay nói với con rằng: ăn nhiều rau vào, tốt cho sức khỏe; ăn ít đồ ngọt thôi, sẽ sâu răng; không được uống nước có ga, hại dạ dày…

Mặc dù rất quan tâm con, nhưng lũ trẻ vẫn cứ thường hay không nghe lời, thích làm theo ý mình. Cứ như vậy, chúng ta bắt đầu trách mắng con không nghe lời…

Nhưng thực tế chứng minh, chúng ta, những ông bố bà mẹ, thực ra đã trách lầm con cái.

Tôi từng xem được một đoạn video như này:

Một đứa trẻ khoảng 2,3 tuổi quấy phá ầm ĩ ở nhà.

Người bố nhẹ nhàng nhắc nhở con: "Con gái ơi, con yên lặng một chút được không!"

Cô con gái không những không nghe lời, còn tức giận với bố:

"Bố chê con ồn ào, bố không yêu con nữa rồi!"

Logic của cô con gái khiến ông bố cười không ra nước mắt.

Một chuyên gia giáo dục từng phân tích rằng:

Sau 12 tuổi, năng lực tư duy trừu tượng của một người mới chính thức phát triển, lúc này mới dần dần "tiến hóa" thành con người hiện tại.

Mà tất cả những đạo lý thì đều là trừu tượng, đều là sự khái quát, thăng hoa và tổng kết của những điều cụ thể.

Vì vậy, khi bạn nói những đạo lý trừu tượng với một đứa trẻ chưa có năng lực tư duy trừu tượng cụ thể, nó chẳng khác nào đàn gảy tai trâu.

Cũng có nghĩa là, với những đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện năng lực tư duy trừu tượng, khi ba mẹ nói đạo lý, chúng có khả năng không hiểu những gì ba mẹ đang nói.

Tâm lý học có một hiệu ứng mang tên "hiệu ứng vượt quá giới hạn".

Đứng từ góc độ bản chất, thông điệp cốt lõi mà hiệu ứng này muốn truyền đạt là "cái độ".

Bất kể làm việc gì, chúng ta cũng cần có một cái "độ", cái giới hạn thích hợp.

Nếu không cẩn thận đi quá giới hạn, bạn có thể sẽ chệch hướng với mục tiêu của mình, thậm chí còn thành có lòng nhưng lại hỏng việc.

Con trai của một người chị họ tôi rất thích chơi game, chị họ không hài lòng, cứ có cơ hội là nói đạo lý với con:

"Còn cứ chơi nữa thì không nên được việc gì đâu con ạ."

"Đắm chìm trong thế giới ảo sẽ chỉ hại bản thân thôi con ạ."

"Học không học suốt ngày chơi game, sau này có hối hận cũng không kịp…"

Nghe mẹ mắng, ban đầu cậu con trai còn có chút ăn năn.

Nhưng vì bị nói nhiều quá, cậu con trai chuyển từ ăn năn hối lỗi sang khó chịu, rồi tới ghét bỏ.

Có một học giả nói rằng: "Một vạn lời thuyết giáo suông, không bằng một hành động thực tế."

Rất nhiều khi, chỉ nói đạo lý sẽ không đem lại hiệu quả lâu dài, thậm chí đôi khi sẽ còn phản tác dụng.

Vì vậy, cha mẹ khi giáo dục con cái, cần có một cái "độ", biết đâu là điểm dừng, là giới hạn, tránh bị tác dụng ngược.

Một kiểu dạy dỗ phá hỏng tương lai của con: Nhiều cha mẹ phạm phải! - Ảnh 2.

02

Thay vì nói, con cái chú ý tới hành động của bạn nhiều hơn

Nói đi cũng phải nói lại, người lớn vì sao lại thích nói đạo lý với con cái?

Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng chủ yếu, vẫn là vì chúng ta lười.

Nói thì đơn giản, có miệng là nói được.

Nhưng chúng ta lại xem nhẹ một thực tế: nói thì dễ, làm mới khó.

Hành động, kiểm tra khả năng của một người về mọi mặt, chẳng hạn như sự kiên nhẫn, ý chí và khả năng chống lại áp lực…

Giáo dục con cái cũng vậy. Để thực sự cho trẻ hiểu cách làm một việc gì đó, cha mẹ cần tự làm và hướng dẫn trẻ bằng các hành động.

Cách đây ít lâu, một đoạn video ghi lại cảnh một người cha đưa con trai đi ăn buffet được lan truyền trên mạng.

Trong video, người cha nhặt thức ăn từ một thùng rác để vào đĩa của mình và cúi đầu ăn.

Thì ra, người cha cho con đi ăn buffet, cậu con trai đắc ý nói với bố:

"Bố nhìn này, con lấy nhiều bào ngư to chưa này."

Người cha trông rất tức giận nói với con: "Con mà không ăn hết chỗ này là bố không cho về đâu."

Cậu con trai không nghe lời, vẫn đi lấy thêm rất nhiều thức ăn. Người cha một lần nữa kiên nhẫn nhắc nhở:

"Ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, con đừng lãng phí."

Nhưng cậu con trai cãi lại, nói chút đồ ăn này, con ăn một tý là hết.

Sau đó, tranh thủ lúc người cha đi vào nhà vệ sinh, cậu con trai lén đổ hết đồ ăn mình không ăn hết vào thùng tác.

Người cha sau khi quay lại, không nói, cũng không tức giận, mà trực tiếp lấy đồ ăn trong thùng rác ra, cúi đầu ăn chỗ thức ăn đó.

Cậu con trai thấy vậy sốt ruột, vừa khóc vừa ngăn bố lại:

"Bố ơi, bố đừng ăn nữa, nó bẩn hết rồi, con biết con sai rồi, sau này sẽ không lãng phí đồ ăn nữa."

Trên thực tế, làm cha mẹ, hành động luôn quan trọng hơn lời nói.

Tôi từng xem qua một cuộc phỏng vấn một sinh viên xuất sắc tại một trường đại học có tiếng, khi nói về phương pháp giáo dục của cha mẹ, anh ấy chia sẻ rằng:

"Nói về giáo dục của ba mẹ, so với lời nói, họ dạy tôi bằng những hành động thực tế nhiều hơn.

Chẳng hạn, ba tôi là một người rất năng nổ, rất có chí tiến thủ, nhiều bạn bè, với ai cũng rất hào phóng, xởi lời.

Tôi giống bố, vì vậy, tôi từ nhỏ tới lớn, bất kể là bạn ở trường hay bạn xóm, mọi người đều rất thích chơi với tôi.

Trong học tập, tôi cũng là một người có chí tiến thủ, rất tự giác, chịu khó và luôn muốn bứt phá."

Bạn thấy đó, những bậc cha mẹ thông mình đều là những người nói ít làm nhiều. Bởi lẽ họ sớm đã hiểu được rằng, giáo dục con cái, chỉ nói thôi là chưa đủ.

Muốn con cái trở thành người ra sao, trước tiên phải phải tự mình nỗ lực theo hướng đó.

Bất kể là khi nào, ba mẹ cũng luôn là tấm gương tốt nhất của con.

Một kiểu dạy dỗ phá hỏng tương lai của con: Nhiều cha mẹ phạm phải! - Ảnh 3.

03

Không giảng đạo lý suông, ba mẹ có thể làm gì?

Một giáo sư đã từng thẳng thắn chỉ ra rằng: "Vấn đề của trẻ em là do người lớn gây ra".

Nếu đứa trẻ làm điều gì đó sai, chắc chắn có điều gì đó không ổn trong phương pháp nuôi dạy con cái của cha mẹ.

Nếu không thể lý luận với con cái, chúng ta phải làm gì?

1. Sử dụng hành động để hướng dẫn hành động

Zheng Yuanjie, một tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng, nói:

"Khi giáo dục con cái, việc đầu tiên là ngậm miệng, nhấc chân, bước đi con đường của bạn và thể hiện cho con cái biết".

Khi trò chuyện với một người bạn, tôi hỏi cô ấy: "Trong giáo dục con cái, cậu nói nhiều hay làm nhiều?"

Cô ấy nói: "Thành thật mà nói, tớ đã từng suốt ngày chỉ biết nói với con rằng xem ít thôi học nhiều vào, lãng phí thời gian ít thôi, hãy dành thời gian cho việc nâng cao bản thân nhiều hơn.

Về kết quả, chắc cậu cũng có thể đoán được. Nhưng sau đó, tớ chọn cách nói ít lại và quyết định tự mình làm điều đó trước.

Tôi bắt đầu âm thầm dậy sớm, chạy bộ và cố gắng học những điều mới.

Không chỉ ngày càng hoàn thiện về thể chất, nghị lực mà tớ cũng ngày càng trở nên bao dung hơn, trở thành chỗ dựa cho sự gắn kết tình cảm gia đình.

Đó là sức mạnh của việc thực hiện và thay đổi, bản thân tớ có thể cảm nhận được và tớ tin rằng bọn trẻ cũng có thể cảm nhận được điều đó.

Theo cách này, tình hình bắt đầu thay đổi, con bé bắt đầu ngừng ngủ muộn và cũng bắt đầu tập chạy bộ.

Từ từ, con bé cũng bắt đầu để ý tới vào tủ sách của tớ, và sẽ đến lấy một hoặc hai cuốn sách để đọc và thậm chí còn thảo luận về một số kiến thức thú vị với tớ.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là thói quen đọc sách của con bé cũng được hun đúc một cách vô thức, dù ở đâu, dù không có ai nhắc nhở, con bé cũng sẽ tự mình đọc sách."

Có một câu nói như này: những lý luận trống rỗng sẽ không bao giờ có thể chạm đến trái tim của một đứa trẻ. Một sự giáo dục tốt cần có hành động từ chính cha mẹ.

Nếu chỉ biết nói, rõ ràng sẽ không đủ sức thuyết phục, chỉ cần bản thân bạn làm tốt điều đó, bạn tự nhiên sẽ hình thành nên một môi trường tạo ra ảnh hưởng tốt đến con bạn.

2. Sử dụng kinh nghiệm thay vì rao giảng

Trong cuốn tiểu thuyết "Giết con chim nhại" có một câu trích dẫn như này:

"Bạn không bao giờ có thể thực sự hiểu được một người trừ khi bạn mang đôi giày của anh ta và suy nghĩ trên lập trường của anh ta."

Thật vậy, có rất nhiều điều mà chúng ta không bao giờ có thể thực sự hiểu được nếu không trực tiếp trải nghiệm chúng.

Điều tương tự cũng áp dụng cho trẻ em.

Tôi đã từng thấy một câu chuyện như vậy: một cậu bé tuổi teen, bị nghiện điện thoại di động, cậu thường xuyên chơi game đến tận hai giờ sáng.

Một buổi đêm nọ, ông bố thức dậy và quyết định đưa con trai đi thăm các quầy hàng trên phố vào lúc hơn hai giờ sáng.

Ông bố muốn cậu con trai thấy được thế giới của những người trưởng thành, những người đang phải vật lộn để kiếm sống nó tàn nhẫn và khó khăn như thế nào.

Nhìn đôi bàn tay đầy sẹo và khuôn mặt khắc khổ của những người bán hàng qua đêm, cậu bé rơi những giọt nước mắt ăn năn.

Montessori nói: "Tôi nghe, và tôi quên; tôi nhìn, và tôi nhớ; tôi làm, và tôi hiểu."

So với những lời rao giảng suông thì hiệu quả giáo dục sau khi cho trẻ trải nghiệm thực tế mới là tốt nhất.

3. Yêu thương, thay vì giảng giải đạo lý

Khi một đứa trẻ làm sai điều gì đó, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là mắng mỏ hoặc lý lẽ. Cũng vì vậy mà họ bỏ qua thực tế rằng:

Bất kể đứa trẻ làm hay nói gì, tiềm ẩn phía sau đều là những cảm xúc và nhu cầu nào đó.

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những hành vi cụ thể của trẻ, chúng ta sẽ dễ bỏ qua những cảm xúc tiềm ẩn trong lòng chúng.

Nếu cảm xúc của trẻ không được cha mẹ nhìn thấy và chấp nhận, thì dù sự việc cụ thể có được giải quyết, trẻ vẫn sẽ gặp phải rất nhiều tình huống sau này khi lớn lên.

Vì vậy, đôi khi càng nói lý lẽ trẻ sẽ càng xa bạn. Bởi trong mắt trẻ, bạn chỉ quan tâm đến việc trẻ làm đúng hay không chứ không quan tâm đến việc tại sao trẻ lại làm như vậy.

Nhưng những bậc cha mẹ thực sự khôn ngoan luôn ít "lý" và nhiều tình yêu.

Suy cho cùng, làm cha mẹ là một quá trình rèn luyện lâu dài, trong suốt quá trình này, chúng ta phải hiểu rằng muốn giáo dục con cái tốt, trước hết phải giáo dục bản thân thật tốt!

Tổng hợp


Cùng chuyên mục

Đọc thêm