Kỹ năng sống

Môn thể thao là "thuốc hạ đường huyết rẻ nhất": Thực hiện đều đặn mỗi ngày cơ thể khỏe mạnh, kéo dài 5-10 năm tuổi thọ

Đi bộ nhanh được xem là phương pháp hạ đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ có thể giúp hạ đường huyết hiệu quả vì giúp tăng nhịp tim và làm cơ bắp đốt nhiều đường glucose hơn. Thậm chí, một số nghiên cứu còn xem đi bộ là một phần của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Duy trì luyện tập có thể cải thiện lượng đường trong máu và điều chỉnh lipid máu.

Dù có tác dụng tốt với đường huyết nhưng nếu luyện tập sai cách cũng có thể dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, tập luyện đúng cách mới thực sự đem lại hiệu quả cho người tập.

Cần chú ý gì khi đi bộ để hạ đường huyết?

Khi bạn đi bộ trong thời gian dài, glucose trong máu không đủ cho nhu cầu của cơ thể và glycogen sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình đi bộ, cũng có tác dụng hạ đường huyết trong thời gian ngắn. 

1. Khi nào nên đi bộ?

Thời gian tốt nhất để hạ đường huyết là 90 phút sau bữa ăn, tiếp theo là 60 phút sau bữa ăn. Người bệnh tiểu đường chưa được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết (đường huyết lúc đói cao) có thể chọn tập khi đói, còn những người dùng thuốc hạ đường huyết thường thích tập sau bữa ăn hơn, vì tập dễ gây hạ đường huyết khi đói.

Những người đang sử dụng liệu pháp insulin tác dụng trung gian nên tránh đi bộ 6-7 giờ sau khi tiêm. Những người sử dụng liệu pháp insulin tác dụng dài nên tránh đi bộ 10 giờ sau khi tiêm để tránh thời gian tác dụng cao nhất của insulin.

2. Nên đi bộ trong bao lâu?

Môn thể thao là thuốc hạ đường huyết rẻ nhất: Thực hiện đều đặn mỗi ngày cơ thể khỏe mạnh, kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 1.

 Đi bộ trong vòng 30 - 40 phút có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng nhất. Nếu bạn đi bộ hơn 40 phút, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo dù cũng có tác dụng hạ đường huyết nhưng không ở trạng thái tốt nhất. Đi bộ nhanh 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30-40 phút là cách hữu ích nhất để kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Đi bộ nhanh như thế nào?

Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng đi bộ cường độ vừa phải với tốc độ 120-150 bước mỗi phút có thể đem lại tác dụng hạ đường huyết tốt nhất.

4. Nên đi bộ bao nhiêu lần một tuần?

Môn thể thao là thuốc hạ đường huyết rẻ nhất: Thực hiện đều đặn mỗi ngày cơ thể khỏe mạnh, kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

 Người bệnh tiểu đường nên đi bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần. Nếu bạn tập thể dục 5 lần một tuần thì mỗi lần tập nên kéo dài trong 30 phút; nếu bạn tập thể dục 3 đến 4 lần một tuần thì nên kéo dài thời gian đi bộ lên 40 phút hoặc tăng tốc độ đi bộ. 

4 hiểu lầm dễ gặp phải khi đi bộ để giảm lượng đường trong máu

1. Chỉ quan tâm đến khoảng cách, không phải tốc độ

Việc đi bộ sẽ không đem lại hiệu quả tốt nếu bạn chỉ quan tâm đến quãng đường đi bộ mà bỏ quên cường độ tập luyện. Đi bộ cường độ vừa phải với tốc độ 120-150 bước mỗi phút có thể đem lại tác dụng hạ đường huyết tốt nhất.

2. Đi dạo sau bữa tối

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 60 hoặc 90 phút, không nên tập ngay sau bữa ăn. 

Môn thể thao là thuốc hạ đường huyết rẻ nhất: Thực hiện đều đặn mỗi ngày cơ thể khỏe mạnh, kéo dài 5-10 năm tuổi thọ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

3. Đi bộ không chạm đất

Tư thế đi bộ đúng có thể ngăn ngừa vết chai ở lòng bàn chân. Khi đi đúng, trọng tâm của cơ thể phải tiếp xúc với mặt đất theo thứ tự từ gót chân → mặt ngoài bàn chân → ngón chân.

4. Bỏ qua các bài khởi động và kết thúc bài tập

Người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo nên bắt đầu luyện tập từ từ. Nên đi bộ trong 5 phút đầu, sau đó tăng tốc dần dần và giảm cường độ khi gần kết thúc luyện tập. Để phòng tránh chấn thương hay những rủi ro khác khi tập luyện, trong bất kỳ bài tập nào cũng không thể bỏ qua các bài khởi động và kết thúc.

Không chỉ giúp giảm đường huyết, đi bộ thường xuyên còn giúp kéo dài tuổi thọ

Đi bộ là bộ môn nên được ưu tiên lựa chọn vì dễ thực hiện và không tốn kém tiền bạc đối với mọi người. Theo một nghiên cứu của Mỹ: Đi bộ giảm 35% nguy cơ tử vong do các bệnh hô hấp ở những người đi bộ hơn 6 giờ/tuần so với những người ít vận động.

Đi bộ cũng giúp giảm khoảng 20% nguy cơ tử vong do bệnh tim và giảm 9% nguy cơ tử vong do ung thư. Việc đi bộ thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa việc hình thành các mảnh xơ vữa động mạch, từ đó ngăn chặn được các biến chứng từ căn bệnh này gây ra như đột quỵ não.

(Theo Toutiao)




Cùng chuyên mục

Đọc thêm