Khoa học

Mẫu đất đá Mặt trăng từ tàu Hằng Nga 6 có nhiều khác thường

Mẫu đất đá Mặt trăng do tàu Thường Nga 6 mang về - Ảnh 1.

Nhân viên lắp ráp mô hình tàu thăm dò Thường Nga 6 trước cuộc họp báo về sứ mệnh thăm dò và lấy mẫu vật từ phần tối của Mặt trăng - Ảnh: Reuters

Ngày 17-9, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc công bố nghiên cứu đầu tiên về các mẫu vật thu thập từ Mặt trăng và được tàu vũ trụ Hằng Nga 6 (Thường Nga 6) mang về Trái đất, trong đó nhấn mạnh những mẫu vật này có "đặc điểm khác biệt" so với các mẫu vật Mặt trăng thu được trước đó.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí National Science Review đúng vào ngày lễ Trung thu truyền thống.

Nghiên cứu do Đài quan sát thiên văn quốc gia của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Trung tâm Kỹ thuật vũ trụ và thám hiểm Mặt trăng, cùng với Viện Kỹ thuật hệ thống tàu vũ trụ Bắc Kinh thực hiện.

Nhóm nhà khoa học phát hiện thấy các mẫu đất đá do tàu Hằng Nga 6 thu thập có độ đặc thấp hơn, cấu trúc lỏng lẻo và xốp hơn so với các mẫu trước đây. 

Lượng khoáng chất plagiocla ở mẫu vật của Hằng Nga 6 cũng cao hơn nhiều so với mẫu vật của tàu Hằng Nga 5, trong khi hàm lượng olivine thấp hơn đáng kể.

Nghiên cứu cũng tiết lộ các mẫu đá do tàu Hằng Nga 6 mang về Trái đất chủ yếu gồm đá basalt, dăm kết, chất dính kết, tinh thể và leucocrate.

Kết quả phân tích tính chất hóa học của mẫu vật còn cho thấy nồng độ các nguyên tố vi lượng như thorium, uranium và potassium rất khác biệt so với các mẫu được tàu Apollo và tàu Hằng Nga 5 thu thập.

Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 được phóng vào không gian ngày 3-5. Ngày 25-6 vừa qua, tàu đã hạ cánh xuống miền bắc Trung Quốc, mang theo 1.935,3gram mẫu vật thu thập được từ phần tối của Mặt trăng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm