Kinh doanh

Lý do vốn FDI "chảy" vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp

Tóm tắt:
  • Năm 2024, ĐBSCL chỉ thu hút 142 dự án FDI với tổng vốn 759 triệu USD, chiếm dưới 2% tổng vốn FDI cả nước.
  • Long An đóng góp 124 dự án với hơn 564 triệu USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
  • ĐBSCL đứng thứ 5 về vốn FDI bình quân đầu người, chỉ đạt khoảng 1 triệu đồng/người vào năm 2023.
  • Kinh tế ĐBSCL đối mặt với nhiều thách thức như cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu cơ hội việc làm cho người lao động.
  • Tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân ĐBSCL chỉ bằng một nửa so với bình quân cả nước, dẫn đến di cư tìm kiếm sinh kế.

“Vòng xoáy đi xuống”

Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright công bố báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2024.

Báo cáo này nhấn mạnh rằng, thiếu hụt đầu tư đã trở thành một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến “vòng xoáy đi xuống” của kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong nhiều năm qua. Dù là vùng sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu chủ lực, đóng góp hơn 50% vào thặng dư thương mại của Việt Nam, ĐBSCL lại có tỷ lệ vốn đầu tư rất thấp.

Lý do vốn FDI 'chảy' vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp ảnh 1

Tình hình thu hút FDI của các vùng kinh tế.

Tính theo bình quân đầu người, so sánh trong 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam, ĐBSCL đứng thứ 3 về vốn ODA, thứ 4 về đầu tư công, thứ 5 về FDI và thứ 6 về đầu tư tư nhân trong nước. Hệ quả là cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ hội việc làm suy giảm, năng suất lao động trì trệ và sức cạnh tranh suy yếu.

Đáng chú ý, việc thu hút vốn FDI ở ĐBSCL rất thấp. Cụ thể, năm 2024, cả vùng ĐBSCL chỉ thu hút được 142 dự án với tổng vốn đăng ký mới là 759 triệu USD, chiếm chưa tới 2% trong tổng vốn FDI của cả nước. Trong đó, riêng Long An góp 124 dự án với số vốn đăng ký hơn 564 triệu USD. Như vậy, con số này thua xa so với vốn FDI một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, như Bà Rịa - Vũng Tàu (1,71 tỷ USD), Đồng Nai (gần 1,9 tỷ USD), Bình Dương (gần 1,95 tỷ USD).

Nếu xét về bình quân đầu người, vốn FDI tại ĐBSCL đạt mức xấp xỉ 1 triệu đồng/người vào năm 2023. ĐBSCL chỉ đứng thứ 5 trong số 6 vùng kinh tế vốn đầu tư FDI bình quân đầu người, và chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên. Nếu trừ Long An thì 12 địa phương còn lại của ĐBSCL, vốn FDI đầu người chỉ đạt 0,65 triệu đồng/người. Xét về cơ cấu, nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm và có nhiều lợi thế của ĐBSCL nhưng năm 2023 chỉ đạt 2.300 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong các vùng kinh tế và xếp sau vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Một động lực tăng trưởng khác là đầu tư tư nhân lại suy giảm. TS. Vũ Thành Tự Anh - giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright - dẫn chứng, năm 2014 vốn đầu tư tư nhân vào ĐBSCL tương đương 59% so với vùng Đông Nam Bộ và 56% so với Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên đến năm 2023 tỷ lệ này đã giảm xuống lần lượt là 57% và 40%.

Lý do vốn FDI 'chảy' vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp ảnh 2

Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm và có nhiều lợi thế của ĐBSCL nhưng năm 2023 chỉ đạt 2.300 tỷ đồng. Ảnh: CK.

ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư tư nhân thấp nhất cả nước trong giai đoạn 2014-2023. ĐBSCL cùng với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 3 khu vực có tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân so với cả nước sụt giảm trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, khoảng 43% vốn đầu tư tư nhân tại ĐBSCL nằm trong khu vực hộ gia đình, cao hơn đáng kể so với mức bình quân cả nước là 31%. Vốn đầu tư hộ gia đình trong vùng ĐBSCL đạt bình quân 8,7 triệu đồng/người trong năm 2023, thấp hơn mức bình quân cả nước là 8,9 triệu đồng/người.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về tài chính tín dụng. Đặc điểm kinh tế manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Vùng làm cho việc tiếp cận vốn của hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn.

Vì sao bị tụt hậu?

TS. Vũ Thành Tự Anh cho biết, ĐBSCL luôn đứng thứ 4 trong 6 vùng kinh tế - xã hội suốt từ năm 2010 đến nay mà không có sự thay đổi. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng của vùng chỉ có 3,1%, trong khi tỷ trọng kinh tế của vùng giảm từ 13,2% năm 2014 xuống còn 10,8% năm 2023.

Về nông nghiệp, ĐBSCL giữ vị thế dẫn đầu cả nước, chiếm 41,2% diện tích đất lúa và 47,3% diện tích tự nhiên của vùng dành cho lúa. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, ĐBSCL có thể khai thác tiềm năng kinh tế lớn nếu chuyển đổi diện tích lúa sang phát triển nông nghiệp sinh thái.

Đáng chú ý có sự thay đổi thu nhập của người dân của vùng trong hơn 10 năm qua. Cụ thể, năm 2010, 67% thu nhập của người dân đến từ nông nghiệp, nhưng đến năm 2022 còn khoảng 29%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng thu nhập hộ gia đình từ năm 2010 đến năm 2022 thì ĐBSCL thuộc nhóm thấp nhất (24,4%), chỉ bằng một nửa so với bình quân cả nước.

“Dù có sự thay đổi tích cực về cơ cấu thu nhập nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập chỉ bằng một nửa so với mặt bằng chung cả nước. Đó là lý do vì sao nơi này bị tụt hậu và người dân ĐBSCL tiếp tục di cư đến các vùng khác tìm sinh kế. ĐBSCL là vùng duy nhất cả nước trong 10 năm qua dân số về mặt tuyệt đối không thay đổi khi xấp xỉ 13 triệu người’, TS. Tự Anh nói.

Lý do vốn FDI 'chảy' vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp ảnh 3

Ông Phạm Tấn Công cho biết ĐBSCL chưa kịp bắt nhịp phát triển cùng các địa phương khác.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI - cho rằng, kinh tế ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chậm chuyển đổi cơ cấu, thu hút đầu tư kém, doanh nghiệp chậm phát triển cả về số lượng và năng lực, vùng thiếu cơ hội việc làm cho người lao động, năng suất lao động và sức cạnh tranh còn yếu…

“Đây là vấn đề mà chúng tôi lo ngại và quan tâm nhất trong bối cảnh cả nước đang phát triển nhanh chóng, các địa phương đang cải cách, cải thiện môi trường và điều kiện kinh doanh, thì ĐBSCL chưa kịp bắt nhịp”, ông Phạm Tấn Công đánh giá.

Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2024 cũng đưa ra kết quả khảo sát 153 doanh nghiệp tư nhân tại ĐBSCL. Khảo sát cho thấy, chỉ 56,9% doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào vùng trong 5 năm tới, 32% không có kế hoạch mở rộng và 11,1% có ý định đầu tư vào các vùng khác, chủ yếu là Đông Nam bộ.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.