Tuổi thơ cơ cực, bước ngoặt thử thách và "quả ngọt" thành công
Chị Tâm xuất thân từ một gia đình nghèo, sinh ra và lớn lên tại xã Ngọc chiến, thuộc huyện Mường La, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Sơn La. Ngọc Chiến là xã vùng 3 của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, nằm cách trung tâm huyện Mường La 34 km về phía Đông Bắc. Toàn xã có 03 đơn vị trường: 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học, 01 trường THCS với tổng số 3.281 học sinh.
Khi là học sinh lớp 11, chị lọt vào top 2 thí sinh trúng tuyển ngay vòng 1 vào trường Cao đẳng sư phạm Sơn La khóa năm 2005- 2008. Vô cùng hạnh phúc khi nghe kết quả thi và được nhận học bổng 140.000 VNĐ/ tháng, nhưng chị Tâm trải qua thời gian học tập rất vất vả vì gia đình quá khó khan, không thể phụ cấp thêm chi phí. Thời sinh viên, chị Tâm vừa học vừa làm thêm dịch vụ điện thoại, trang trải chi phí học cho bản thân và 2 em; ngoài ra, chị còn dành dụm được một khoản nhỏ gửi về cho bố mẹ.
Năm 2008, Chị Tâm tốt nghiệp và quyết định quay trở về quê hương, công tác tại Trường mầm non Ngọc Chiến. Chị kết hôn và hai vợ chồng cùng nhau cố gắng tạo dựng cuộc sống trên mảnh đất Sơn La. Nhưng với đồng lương ít ỏi, hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn, phải tiết kiệm chắt bóp để trang trải cuộc sống.
Làm giáo viên vùng cao, hằng ngày chị đau lòng khi chứng kiến các em học sinh nhỏ vượt khó đến trường nhưng lại thiếu thốn đủ thứ, thiếu đối dép để đi, áo ấm để mặc. Đồng lương ít ỏi của chị chỉ hỗ trợ được phần nào các em thêm đồ dùng học tập, thêm đôi dép hay bộ quần áo. Chị trăn trở cho tương lai của bọn trẻ.
Năm 2013, chị Tâm làm quản lý Trường mầm non Ngọc Chiến, lại thấy thương những cô giáo với hoàn cảnh khó khăn, đồng lương ít ỏi, không đủ chi tiêu cho gia đình, không dám mơ đến ngôi nhà để ở… Đến lúc này, trong lòng chị lóe lên ý tưởng phải làm gì đó để đổi đời, để giúp mọi người thoát khỏi cảnh nghèo khổ và có cuộc sống tốt hơn. Năm 2015, chị học đại học luật kinh tế văn bằng 2 để hiểu rõ hơn về luật và xác định sẽ làm thêm hoặc thay đổi nghề nghiệp. Năm 2018, chị đã nghiên cứu các ngành nghề để mở công ty kinh doanh. Sau khi phân tích và đánh giá các sản phẩm trên thị trường, chị chọn bất động sản vì "đây là sản phẩm rất "hot" trên thị trường, có cơ hội làm giàu và quan trọng hơn là làm BĐS có thể giúp nhiều người có công ăn việc làm, có thêm thu nhập …". Chia sẻ về lý do tại sao bỏ nghề giáo đi kinh doanh khi chưa có kinh nghiệm liệu có quá nôn nóng, chị Tâm chia sẻ "Mình vẫn rất yêu nghề giáo. Nhưng bản thân đã trải nghiệm tuổi thơ cơ cực nên lúc nào cũng nghĩ đến người dân nghèo, quyết tâm phải làm gì đó "đổi đời", rẽ bước sang kinh doanh để giúp người thất nghiệp, giúp trẻ em nghèo trên quê hương và góp công sức nhỏ của mình để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, giúp ích cho cộng đồng".
Khi đã chọn được sản phẩm để kinh doanh, chị đã tìm ra một sản phẩm có nguồn tài nguyên lớn trên thị trường, đó là BĐS cũ. Vì bất kỳ BĐS mới nào cũng sẽ cũ sau vài năm sử dụng. Do đó, chúng ta có thể cải tạo, sửa chữa sẽ lại mới. Về phân khúc BĐS, nhà phố có tính ổn định cao nhất vì luôn tăng giá và không bị thu hồi. Từ đó, chị tự mình viết đề án BĐS nhà phố và xây dựng chiến lược kinh doanh, mở công ty riêng.
Tấm lòng hướng về quê hương
Lò Thị Tâm chia sẻ rằng: "Sứ mệnh của tôi là xây dựng tổ ấm Việt, thành công của tôi đến từ niềm khao khát mang lại hạnh phúc cho những gia đình Việt Nam. Vì thế, tôi luôn chia sẻ những giá trị của mình với cộng đồng, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những gia đình nghèo tại vùng quê".
Chị trở về trường cũ nơi mình công tác xây phòng họp và tặng nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo, trị giá 300 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn làm lại sân cho nhiều trường tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La; đóng góp xi măng và tiền mặt để hỗ trợ làm đường nông thôn mới. Chị đã trực tiếp thực hiện rất nhiều các chương trình thiện nguyện, không ngại đường sá xa xôi, đến những vùng quê hẻo lánh, trao cho các em nhỏ và gia đình khó khăn nhà tình nghĩa, các suất học bổng, hỗ trợ cải tạo mỏ nước khoáng nóng cộng đồng cho dân....
Bước ngoặt thay đổi công việc, sự nghiệp không đơn thuần là để thay đổi cuộc sống gia đình mình mà chị Tâm thực lòng muốn giúp ích cho xã hội thoát khỏi cảnh nghèo khổ mà bản thân chị từng trải qua. Đó là lý do chị đặt tên Công ty là Tâm Việt ASEAN. Gắn tên mình với tên quốc gia và khối ASEAN với mong muốn nước mình phát triển giàu mạnh trong khu vực Đông Nam Á, và tấm lòng chị luôn hướng về quê hương Việt.