Thời sự

Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp "áo mới" khiến nhiều người xôn xao

Nhà thờ Lớn (Nhà thờ chính toà Hà Nội) là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên và là nhà thờ Thiên chúa giáo lâu đời nhất Hà Nội.

Ngoài là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, công trình còn là địa điểm tham quan nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước, đồng thời khu vực xung quanh Nhà thờ cũng là khu vực check in quen thuộc với người Hà Nội.

Rất nhiều người đã quen với vẻ ngoài cổ kính, những bức tường loang lổ đậm nét Gothic, đôi chỗ phủ rêu phong bám màu thời gian… Chính vì vậy, ngay sau khi nhà thờ dỡ giàn giáo tu sửa, nhiều người bày tỏ sự hụt hẫng vì tiếc nuối vẻ cổ kính, thay vào đó là một diện mạo lạ lẫm, hiện đại.

 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 1.

Toàn cảnh Nhà thờ Lớn

"Trùng tu tôi hoàn toàn ủng hộ, công trình xuống cấp thì cần sửa sang, bảo vệ, nhưng đây là thay mới cả diện mạo luôn rồi. Cảm giác màu sơn đen lạnh lẽo, không mang lại cảm giác gắn bó, hoài niệm như trước đây".

"Nhà thờ Lớn là một công trình lịch sử, nhưng giờ nhìn như một công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng, bỡ ngỡ quá".

"Màu sơn mới không xấu nhưng tôi thấy không hợp với công trình cổ như Nhà thờ Lớn, đứng vào chụp ảnh lưu niệm cũng không thấy đẹp nữa".

"Mình ở trong TP.HCM, sau 1 năm dịch mới ra Hà Nội đợt vừa rồi, đến xem Nhà thờ Lớn mà có cảm giác lạ lắm. Sơn mới đẹp, không chê, nhưng trong lòng cứ buồn vì không kịp ngắm màu cũ lần cuối", là một số bình luận trên MXH.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi chiều 7/4, Linh mục Chính xứ Nhà thờ chính toà Hà Nội, An-tôn Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhiều người đã hiểu nhầm việc nhà thờ tháo giàn giáo là hoàn thành việc trùng tu.

 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 2.

Lớp sơn ở 2 toà tháp chuông chỉ là lớp sơn chống thấm

"Từ tháng 7/2020 chúng tôi bắt đầu trùng tu nhà thờ, dự kiến đến tháng 11/2021 sẽ hoàn thành nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hiện tại mới đang bả, sơn chống thấm. Sau đó sẽ sơn tiếp màu ghi và vẽ giả cổ. Dự kiến, phần sơn 2 toà tháp chuông khoảng 2 tuần nữa sẽ hoàn thiện và cuối tháng 6 sẽ hoàn thành việc trùng tu tất cả các hạng mục", chính xứ Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.

Theo Chính xứ Nguyễn Văn Thắng, lớp sơn ở 2 toà nhà tháp chuông và mặt tiền trước cửa nhà thờ là lớp sơn chống thấm, chưa hoàn thiện. Hiện việc sơn hoàn thiện mới chỉ có phần mặt sau của nhà thờ. 

 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 3.
 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 4.
 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 5.
 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 6.

Phần mặt sau được sơn hoàn thiện vào năm ngoái

"Phải có tất cả 3 đến 4 lớp sơn mới tạo ra màu cuối cùng. Hiện chúng tôi đang trùng tu, sửa lại nếu không sơn như cũ thì sẽ mới quá...", chính xứ Nguyễn Văn Thắng nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc trùng tu nhà thờ gần như đã hoàn thiện chỉ còn phần sơn 2 tháp và mặt trước cửa nhà thờ.

"Việc tu sửa lần này chủ yếu trát lại phần vỏ nhà thờ. Khi trát, chúng tôi lấy nguyên bản gốc, chỉ có 1 điểm khác là ngày xưa trát bằng vôi, vữa còn bây giờ dùng xi măng và quét sơn để tạo lại màu để tạo vẻ cổ kính. Nhiều người khi đến nhà thờ nhìn màu sơn phía bên trong  không nghĩ đã sửa rồi, vẫn nghĩ là cũ", chính xứ Nguyễn Văn Thắng nói thêm.

 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 7.

Nhiều người tưởng rằng khu vực này chưa được sửa chữa


 Người đứng đầu Nhà thờ Lớn Hà Nội chính thức lên tiếng về lớp áo mới khiến nhiều người xôn xao - Ảnh 8.

Giới trẻ đội nắng chụp ảnh trước cửa Nhà thờ Lớn

Chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội tiết lộ thêm, việc sửa nhà thờ hoàn toàn do giáo phận Hà Nội quyết định, trước khi sửa chữa đã báo chính quyền địa phương, nếu không có dịch bệnh thì có thể hoàn thành vào tháng 11/2021. Ước tính chi phí tu sửa hết khoảng 10 tỷ đồng.

"Chúng tôi chỉ là trùng tu lại những thứ hỏng, xuống cấp chứ không làm mới, thay đổi kết cấu. Công trình này hoàn thành đã cách đây gần 130 năm, vật liệu làm ngày đấy chủ yếu là gạch, vôi vữa. Trải qua thời gian, phần vỏ ngoài của nhà thờ bị bong tróc vá không được nên bắt buộc phải bóc hết đi để trát lại", chính xứ Nguyễn Văn Thắng cho hay.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm