Dinh dưỡng

Liệt cơ hoành "do tai nạn hơn 30 năm trước" gây chèn ép tim

Tóm tắt:
  • Bà Điệp 72 tuổi bị liệt cơ hoành sau chấn thương 30 năm, gây chèn ép tim.
  • Cơ hoành liệt dẫn đến tăng áp lực phổi, suy tim độ ba, khó thở, thiếu oxy.
  • Phẫu thuật nội soi giúp cơ hoành trở lại vị trí bình thường, cải thiện chức năng hô hấp.
  • Chẩn đoán muộn dẫn đến nguy cơ suy tim nặng, cần phát hiện sớm triệu chứng.
  • Điều trị bao gồm phẫu thuật, hỗ trợ hô hấp, tập vật lý trị liệu và theo dõi y tế liên tục.

Gần đây bà Điệp mệt, hồi hộp, tim đập nhanh, nằm ngửa không thở được, hụt hơi, nói ngắt quãng, đo SpO2 tại nhà có lúc ghi nhận 85%, chỉ tình trạng thiếu oxy máu. Bà đi khám ở Đà Nẵng được bác sĩ chỉ định uống thuốc điều trị suy tim và tăng áp phổi, tình trạng không cải thiện nên đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7.

Bác sĩ kiểm tra lâm sàng ghi nhận âm thở gần như mất ở 2/3 dưới phổi phải. Bà bị hở van ba lá trung bình, áp lực động mạch phổi 60-70 mmHg (bình thường khoảng 25 mmHg), suy tim độ ba. Hẹp mạch vành mức độ trung bình, đặc biệt cơ hoành phải nâng cao vào lồng ngực, chèn ép tim nhiều.

Bà Điệp cho biết từng bị tai nạn giao thông hơn 30 năm trước, được chẩn đoán liệt thần kinh hoành phải. Lúc trẻ, sức khỏe còn tốt, không có triệu chứng nên bà không điều trị.

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhận định cơ hoành chèn ép tim ảnh hưởng đến áp lực động mạch phổi của bà Điệp. "Đây là lần đầu tiên bệnh viện ghi nhận một trường hợp đặc biệt, vì chèn ép cơ học mà dẫn đến tăng áp động mạch phổi nặng", phó giáo sư Vinh nói, giải thích thêm rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra tăng áp phổi bao gồm bệnh phổi, tim mạch, huyết khối thuyên tắc động mạch phổi... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ suy tim nặng, suy hô hấp...

Bác sĩ Khang (bên phải) cùng êkíp phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh minh họa: Hữu Thuận

Bác sĩ Khang (bên phải) cùng êkíp phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh minh họa: Hữu Thuận

ThS.BS Trần Thúc Khang, Phó khoa Ngoại Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, giải thích cơ hoành là một cơ hô hấp, được chi phối bởi dây thần kinh hoành. Thông thường khi hít vào, cơ hoành đi xuống. Trong trường hợp tổn thương thần kinh hoành gây liệt cơ hoành, khi người bệnh hít vào, cơ hoành di chuyển ngược lại và đi lên cao trên lồng ngực (do áp lực âm trên lồng ngực). Theo thời gian cơ hoành bị các tạng trong ổ bụng (áp lực dương) đẩy lên cao vào trong lồng ngực. Điều này làm giảm thể tích lồng ngực, xô đẩy tim, cấu trúc trong trung thất, khiến bệnh nhân khó thở ở nhiều mức độ khác nhau.

Bác sĩ Khang cho biết hiện nay khâu nếp gấp cơ hoành qua nội soi lồng ngực là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mục đích của phẫu thuật là làm căng cơ hoành, trả lại thể tích khoang lồng ngực như ban đầu. Ở bệnh nhân này, hình ảnh chụp X-quang sau mổ, cơ hoành phải đã trở về vị trí gần như bình thường.

Bà Điệp ra viện sau mổ 4 ngày, chức năng hô hấp cải thiện rõ, hết khó thở, siêu âm tim kiểm tra áp lực động mạch phổi còn 32 mmHg trở về gần như bình thường. Bà tiếp tục tập vật lý trị liệu, uống thuốc và tái khám theo chỉ định.

Hình ảnh X-quang trước mổ (bên trái) cho thấy cơ hoành phải lên rất cao trong lồng ngực, và hai ngày sau mổ (bên phải) cơ hoành phải trở lại vị trí bình thường. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Ảnh X-quang trước mổ (bên trái) cho thấy cơ hoành phải lên rất cao trong lồng ngực và hai ngày sau mổ (bên phải) cơ hoành phải trở lại vị trí bình thường. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Liệt cơ hoành không thường gặp, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng tim mạch hoặc hô hấp như khó thở, hụt hơi, nhất là khi gắng sức hoặc nằm ngửa. Nguyên nhân có thể bao gồm chấn thương (ngực, cột sống cổ, sau phẫu thuật tim hoặc vùng ngực - cổ...) hay trong các bệnh lý (khối u trung thất xâm lấn thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ...).

Điều trị liệt cơ hoành phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Phương pháp bao gồm hỗ trợ thông khí, phẫu thuật gấp nếp, tạo nhịp cơ hoành... Phó giáo sư Vinh khuyến nghị các trường hợp xuất hiện triệu chứng như hụt hơi, thở nhanh và nông, khó thở khi gắng sức, đau ngực, không thể nằm ngửa, chóng mặt, ngất xỉu, khó nuốt, đầy bụng, nấc cụt liên tục và kéo dài... cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán.

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Giá vàng tuần này có tiếp tục biến động?

Sáng nay (21/4), giá vàng trong nước về mức 114 triệu đồng/lượng sau khi lên đỉnh 120 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau những ngày giá vàng tăng 7 - 8 triệu đồng/lượng, tuần này giá vàng được dự báo tiếp đà giảm.

Thủ tục đăng ký thường trú cho Việt kiều

Đăng ký thường trú cho Việt Kiều là thủ tục người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để được sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.