Bất động sản

Liên tục tăng “nóng”, giá đất ven đô đã ngang ngửa trung tâm Hà Nội

Giá đất huyện vùng ven ngang ngửa trung tâm

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội 3 năm trở lại đây liên tục sốt cao, đặc biệt là giá đất tại các huyện sắp lên quận như là Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng. những năm gần đây liên tục tăng nóng, đặc biệt giá đất tại 5 huyện sắp lên quận tại Hà Nội. 

Theo ghi nhận của PV tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), lô đất thổ cư nằm ở mặt đường của thôn có diện tích 50m2, trước Tết được rao bán ở mức 2 tỷ đồng, tương đương 40 triệu đồng/m2, thì nay đã tăng lên 2,2 tỷ đồng, tương đương 44 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, khu vực tuyến phố Thạch Cầu (quận Long Biên), người dân cho biết giá đất đang có dấu hiệu tăng nóng, chênh khoảng 20 - 55 triệu đồng/m2 so với hồi cuối năm 2021.

Liên tục tăng “nóng”, giá đất ven đô đã ngang ngửa trung tâm Hà Nội - Ảnh 1.

Đất mặt tiền Đông Trù (quận Đông Anh) đang được rao bán từ 55-70 triệu đồng/m2; đất thuộc xã Nguyên Khê, vị trí mặt tiền đường hai ô tô tránh nhau cũng đang được chào bán từ 50 - 60 triệu đồng/m2... tăng 20 - 30% so với cuối năm 2021.

Hoạt động tìm kiếm, giao dịch đất nền vùng ven Hà Nội cũng đang bắt đầu sôi động trở lại, nhất là tại các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh, Sơn Tây…

Đáng chú ý, tại thị trường bất động sản tại Thanh Trì khi đón nhận thông tin lên quận đã có sự gia tăng, giá đất Thanh Trì tại khu vực xung quanh tăng ở mức 10 - 20% theo từng năm.

Khảo sát cho thấy, giá đất trung bình tại Thanh Trì dao động trong khoảng từ 60 – 70 triệu đồng/m2 và thay đổi tùy theo từng vị trí. 

Nóng nhất phải kể tới là tại khu vực trung tâm huyện Thanh Trì, tại các nơi mặt đường Ngọc Hồi – Văn Điển có mức giá bán dao động từ 80 triệu đến 135 triệu đồng/m2. Giá nhà đất được rao với giá cao ngất ngưởng, thậm chí giá còn ngang ngửa với đất trong nội thành Hà Nội.

Đơn cử, một mảnh đất có diện tích 88m2 được rao với giá 11.9 tỷ đồng, tương đương 135 triệu đồng/m2. Mảnh đất được giới thiệu đỉnh cao kề sát ngay lô góc mặt đường 25m thông ra Quốc Lộ 1A.

"Khu đất đấu giá Tứ Hiệp - Huyện Thanh Trì. Khu vực quy hoạch lõi vip Thanh Trì lên Quận; Phong thủy rất vượng; Mặt tiền rộng view thoáng Vĩnh viễn vì phía đối diện là công viên khu vui chơi, vô cùng tiện ích khi có khách tới chơi, ô tô để thoải mái vì không bị vướng gì bên kia đường...", người bán cho hay.

Hoặc một mảnh đất khác có diện tích 80m2 được rao với giá 6 tỷ nằm ở phố Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, tương đương với 95 triệu đồng/m2. Mảnh đất được quảng cáo là mặt đường rộng ô tô tải tránh, khu vực dân cư đông đúc, kinh doanh mọi loại hình. Đất nằm gần trường học các cấp, cạnh chợ. "Thanh trì sắp lên quận đất tăng giá từng ngày nên phù hợp với các anh/chị/em có nhu cầu mua ở, kinh doanh, đầu tư", người bán viết.

Với mức giá 135 triệu đồng/m2 so sánh với những mảnh đất ở khu vực kinh doanh trong trung tâm Hà Nội thì ngang ngửa, thậm chí còn cao hơn. Đơn cử, mảnh đất nằm gần ngã 4 Trung Hòa - Trần Duy Hưng có diện tích 60m2, đường trước nhà 2 ô tô tránh thoải mái, đang được rao bán với mức giá 6 tỷ đồng, tương đương 100 triệu đồng/m2.

Khảo sát thực tế tại Hoài Đức, khu vực này không chỉ thông tin về việc lên quận mà còn liên quan tới quy hoạch đường Vành đai 4, nên giá đất đã có nhiều biến động. Nhiều nhà đầu tư “xuống tiền” tại đây dù đã đạt lợi nhuận cao, nhưng vẫn chưa chốt giá bán.

Anh Nguyễn Văn Trường - môi giới bất động sản tại Hoài Đức chia sẻ, ngay khi biết thông tin dự án đường Vành đai 4 qua địa phận huyện Hoài Đức, đã có rất nhiều nhà đầu tư ở các quận nội thành về địa phương khảo giá để đầu tư. Anh Trường cũng nắm trong tay tới 4 mảnh đất nền, đã chốt bán được 2 mảnh, lãi gấp 2 - 3 lần.

"Trên địa bàn huyện Hoài Đức, từ khi có thông tin tuyến đường Vành đai 4 sẽ đi qua khoảng giữa chùa Diên Phúc và đền Giẻ Sen, gần với đường liên khu vực 1 đã khởi công, mức giá tại đây dao động từ 30 - 50 triệu đồng/m2. Tăng từ 10 - 20 triệu đồng so với hồi đầu năm", ông Trường nói.

Chưa lên quận giá đã cao hơn nội thành

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, giá cả, giá trị của các dự án không phải trong mọi trường hợp ngay khi huyện nâng cấp lên quận đều tăng.

Có những khu vực không tăng trong giai đoạn đầu, giá cả có những trường hợp rất ổn định và phải thêm nhiều năm sau mới có sự tăng trưởng về giá khi các yếu tố khác cùng đồng thời được phát triển và cải thiện.

Liên tục tăng “nóng”, giá đất ven đô đã ngang ngửa trung tâm Hà Nội - Ảnh 2.

Cũng theo bà Hằng, có những trường hợp giá trị bất động sản tại những khu vực chưa lên quận cũng đã cao hơn so với các dự án cùng hạng ở khu vực nội thành, khu vực đã lên quận do nằm trong tổng thể dự án, khu vực được đầu tư nhiều về quy hoạch, hạ tầng, các công trình tiện ích lớn.

Cùng ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, khi quy hoạch từ nông thôn lên phường, quận thì tức là khu vực đó phải đạt được bao nhiêu phần trăm tỷ lệ đô thị hoá, đường sá, hạ tầng được đầu tư bài bản, cả về hạ tầng giao thông lẫn hạ tầng xã hội.

Khi đó, cuộc sống mới tăng giá trị kéo theo bất động sản tăng giá. Nếu khu vực đó chưa có động thái đầu tư, mở rộng hạ tầng, nâng cao chất lượng tiêu chuẩn sống… thì có tăng giá cũng chỉ là tăng ảo.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm