Quản trị

Làm thế nào để trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại?”

Có phải bạn đang nghĩ rằng, một cuộc phỏng vấn xin việc sẽ là thời điểm hoàn hảo để bạn có giải thích tất cả những lý do khiến bạn phải rời bỏ công việc cũ không?

Nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi!

Khi một nhà tuyển dụng hỏi bạn rằng: "Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại của mình?", thì nó sẽ chẳng phải là cơ hội để bạn nêu ra những điều mà bạn cảm thấy khó chịu ở công việc cũ đâu. Việc nêu ra những lý do đại loại như, thời gian làm việc quá dài, sếp của bạn quá tệ hại hoặc vô dụng, hay mức lương ở công việc cũ quá thấp, không xứng đáng với năng lực của bạn…và những lý do khác kiểu như vậy, sẽ chính một sự sai lầm rất nghiêm trọng mà bạn đang mắc phải. Những phản ứng tiêu cực này gần như chắc chắn sẽ làm bạn mất đi cơ hội có được một công việc mới.

Vậy làm thế nào để bạn có thể trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng theo một cách tích cực nhất, mà lại vừa không bị đánh giá là một người thiếu trung thực?

Welch đã chia sẻ với kênh CNBC Make It rằng: "Tôi biết, đây thật sự là một câu hỏi sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó xử. Tuy nhiên, giải pháp cho tình huống này chính là hãy tránh suy nghĩ về những điều mà bạn mong muốn hoặc những nhu cầu mà công việc cũ chưa thể đáp ứng được cho bạn. Thay vào đó hãy tập trung vào việc tìm kiếm những cơ hội mới và tốt đẹp hơn."

Sau đây là những cách để bạn có thể suy nghĩ tích cực và khiến cho cuộc đối thoại của bạn cùng nhà tuyển dụng mới trở nên tốt đẹp và cởi mở hơn.

1. Hãy trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trung thực nhất

Các nhà quản lý tuyển dụng thường khá giỏi trong việc phát hiện ra những đặc điểm từ các ứng viên thiếu trung thực. Welch khuyên rằng: "Tuyệt đối đừng bịa chuyện. Nói dối sẽ chẳng bao giờ có thể mang lại được điều gì tốt đẹp cả".

Cũng đừng lảng tránh khi phải trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Điều đó sẽ khiến bạn trở thành người không đáng tin cậy.

2. Trong buổi phỏng vấn của mình, hãy tránh đừng để cho những nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn là một người luôn bất đồng với sếp của mình

Bạn có thể có những lý do chính đáng để không hài lòng với người quản lý cũ, với vai trò công việc hoặc mức lương cũ của bạn, nhưng để thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cũng cần phải vượt qua những yếu tố cá nhân của mình.

Welch nói rằng: "Nếu bạn cảm thấy bị tổn thương hoặc có ghét cay ghét đắng người sếp cũ của mình như thế nào đi nữa, hãy cố gắng bỏ qua hết những điều này khi đi phỏng vấn".

Cô chia sẻ: "Người phỏng vấn của bạn đang cố gắng đánh giá xem, bạn có thật sự muốn vào công ty của họ để làm việc hay không, hay bạn sẽ chỉ tạo thêm rắc rối cho công ty của họ mà thôi. Họ đang tìm kiếm những dấu hiệu để xác định xem, bạn có phải là một người có ‘cái tôi’ quá lớn, luôn bất đồng với sếp hay bạn có phải là một kẻ ‘chuyên nhảy việc’ hay không?"

Bạn cần phải trưởng thành hơn. Hãy loại bỏ hết tất cả những điều khiến bạn buồn giận và thù hằn ở quá khứ và suy nghĩ tích cực hơn cho tương lai.

3. Hãy thể hiện rằng bạn là người có tư duy tiến bộ

Thay vì tìm cách nói dối hoặc trình bày một cách tiêu cực về tình hình hiện tại của bạn, hãy đưa ra những câu trả lời để thể hiện cho nhà tuyển dụng mới thấy rằng, bạn là người có tư duy tiến bộ và có tầm nhìn.

Welch khuyên rằng: "Hãy suy nghĩ về những điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy chuyển hướng cuộc trò chuyện của bạn sang việc trình bày những lý do mà bạn muốn gia nhập vào công ty mới. Hãy trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được, lý do tại sao công việc này lại phù hợp với kỹ năng, với những giá trị cốt lõi và mục tiêu nghề nghiệp của bạn ".

Bạn cũng nên thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện tại bạn đang không hài lòng với công việc cũ, nhưng cũng hãy trình bày những lý do đó một cách ngắn gọn và bao quát nhất. Ví dụ như việc bạn nêu bật lên những lý do như: "Tốc độ phát triển nghề nghiệp chậm" hoặc "Không có cơ hội để phát triển nghề nghiệp" chẳng hạn. Đây cũng là những lý do rất tổng quan và chính đáng.

Tiếp theo, Welch nói rằng: "Sau lời giải thích nhanh chóng và lịch sự của bạn, hãy nhanh chóng chuyển sang trình bày những điều khiến bạn hứng thú về các giá trị, sứ mệnh và văn hóa mới của công ty. Hãy trình bày những điều mà bạn biết về con người và sản phẩm của nó." Những điều này sẽ giúp cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng, bạn là một người thật sự trung thực và có suy nghĩ rất tích cực.

Và cuối cùng, Welch đưa ra lời khuyên rằng: "Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết rằng, bạn không chỉ quan tâm đến ‘bạn’ và những quyền lợi của bản thân, bạn còn là người biết suy nghĩ và đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu"

Chúc các bạn thành công!

Cùng chuyên mục

Đọc thêm