Doanh nghiệp

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings

Cơ hội và thách thức với công ty CNTT

"Là một thị trường công nghệ mới nổi đầy tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang trở thành điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực phát triển phần mềm khu vực châu Á - Thái Bình Dương", đó là nhận định của bà Nguyễn Khánh Diệp - Giám đốc kinh doanh VMO Holdings về triển vọng của các công ty công nghệ thông tin Việt Nam.

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings - Ảnh 1.

Theo đại diện của VMO Holdings - công ty cung cấp dịch vụ công nghệ cho hơn 500 khách hàng tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các trung tâm công nghệ trên thế giới, Việt Nam có nhiều ưu thế hơn vì có điều kiện chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển mạnh, lực lượng lao động trẻ và dồi dào, chính phủ tập trung phát triển đào tạo ngành công nghệ thông tin. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ về thuế suất cũng như các chính sách khác, tạo điều kiện tối đa để phát triển ngành.

Trong báo cáo gần đây, IDC - hãng cung cấp dữ liệu thị trường ngành IT, dự báo rằng 65% GDP toàn cầu sẽ đến từ số hóa 2022 và con số này sẽ tăng lên 75% vào năm 2023. Chuyển đổi số toàn diện trong các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ tạo nên một cuộc cách mạng số hóa trên toàn thế giới.

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings - Ảnh 2.

Cụ thể hơn, IDC cho biết ngành công nghệ thông tin đang trên đà vượt mức 5.300 tỷ USD vào năm 2022, mức tăng trưởng trung bình hàng năm 5% - 6%. Trong đó, Mỹ là thị trường công nghệ lớn nhất thế giới, chiếm 33% tổng chi tiêu, tương đương khoảng 1.800 tỷ USD cho năm 2022. Chi tiêu dành cho chuyển đổi số được dự báo sẽ tăng trưởng 17,6% trong năm 2022, đạt 1.800 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng bền vững ở mức 16,6% CAGR trong ba năm tới.

Dù có nhiều cơ hội, song doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Doanh nghiệp hiện tại rất khó đưa các chuyên gia công nghệ sang làm việc ngắn hạn và dài hạn tại nước ngoài, quy trình thủ tục đầu tư ra nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế khiến các doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian và đôi khi đánh mất cơ hội mang tính thời điểm. Ngoài ra, các thách thức liên quan đến các lỗ hổng về an ninh mạng, quy định về an toàn thông tin mạng, hay thương hiệu IT Việt Nam tại các thị trường quốc tế ngoài Nhật Bản hiện còn chưa được chú trọng… là những vấn đề khá nan giải. Đặc biệt, trong số 55,000 nhân sự công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng ⅓ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong khi nhu cầu thị trường ngày một lớn. Hơn nữa, các trường đại học thường chỉ đào tạo lập trình viên, trong khi thị trường cần nhiều vị trí khác như chuyên viên phân tích nghiệp vụ, chuyên viên kiểm thử, chuyên viên quản trị dự án,.. Trong bối cảnh này, chỉ những doanh nghiệp biết đào tạo và trân trọng nhân tài mới có thể dẫn đầu trên con đường phát triển bền vững.

Bí quyết nằm ở chiến lược

Chia sẻ quá trình kinh doanh ở nước ngoài, nữ tướng của VMO Holdings khẳng định điều quan trọng khi thâm nhập một thị trường là cần có một chiến lược hiệu quả. Cụ thể, VMO sẽ thâm nhập thị trường theo 2 giai đoạn.

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings - Ảnh 3.

Ở giai đoạn 1 - "quăng lưới bắt cá nhỏ", công ty sẽ tập trung nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu, xác định xem lợi thế cạnh tranh của công ty là gì tại với thị trường và lên kế hoạch thâm nhập thị trường bằng các lợi thế cạnh tranh này. Càng nghiên tìm hiểu kỹ bao nhiêu thì thời gian để chinh phục càng rút ngắn bấy nhiêu.

Chẳng hạn, với thị trường Âu Mỹ, rào cản là chênh lệch múi giờ, ngôn ngữ, phong cách làm việc. Ngoài ra, chi phí để có thể kết nối doanh nghiệp tại các khu vực này rất cao. Bù lại, Âu Mỹ là một thị trường rộng lớn nơi cơ hội dành cho tất cả. Do đó, VMO lựa chọn phương án tấn công "du kích", tức chia nhỏ thị trường và tiếp cận từ khách hàng nhỏ trước, lớn sau.

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings - Ảnh 4.

Ngược lại, ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương, giá cả sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam khi các đối thủ đáng gờm ở khu vực Đông Nam Á cũng đang phát triển mạnh mẽ. Với thị trường này, VMO thuyết phục khách hàng bằng chất lượng phục vụ, năng lực giải quyết bài toán mà họ đặt ra.

Ở giai đoạn 2 - "quăng chài câu cá mập", VMO sẽ cố gắng chăm sóc các khách hàng cũ để "bám rễ" và lan tỏa tại thị trường, từ đó tiếp cận với các khách hàng mới nhằm chuyển từ dịch vụ sản xuất phần mềm đơn lẻ sang tư vấn và sản xuất trọn gói.

Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường, đại diện của VMO cũng cho rằng muốn thu được "quả ngọt" cần chuẩn bị tốt về nguồn lực bao gồm cả số lượng lẫn chất lượng, chủ động nắm bắt và làm chủ các xu hướng công nghệ mới để mang đến sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

"Nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao để chinh chiến các thị trường nước ngoài, từ lâu, VMO đã mở các lớp đào tạo toàn diện cho nhân sự, từ chuyên môn cho đến kỹ năng mềm. Chúng tôi cũng thành lập trung tâm R&D gồm những kỹ sư công nghệ giỏi nhất để nghiên cứu các công nghệ tiên tiến như Blockchain, IoT, AI... Tiêu chí của VMO là tạo ra sản phẩm hoàn hảo, tối ưu hóa lợi ích khách hàng, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm", Giám đốc kinh doanh của VMO Holdings chia sẻ.

Cần định hướng, chính sách để tăng tốc và bứt phá

Từ những kinh nghiệm vượt qua khó khăn khi bước vào các sân chơi lớn, đại diện VMO Holdings bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có một văn phòng chung hỗ trợ khởi nghiệp tại nước ngoài nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức làm thủ tục visa cho nhân sự hay phải thành lập chi nhánh ngay lập tức.

Kinh nghiệm chinh phục thị trường CNTT quốc tế từ VMO Holdings - Ảnh 5.

Về chính sách, bà Diệp hy vọng các cơ quan nhà nước cùng nghiên cứu một chiến lược bài bản để xây dựng thương hiệu cho dịch vụ phần mềm của Việt Nam và quảng bá thương hiệu đến các thị trường mục tiêu. Cùng với đó là đẩy mạnh giáo dục đào tạo để nâng cao tay nghề, kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, quản trị...

"Tận dụng triệt để lợi thế cũng như giải quyết được những bất cập này thì tương lai ngành CNTT Việt Nam sẽ còn rộng mở hơn nữa, trí tuệ Việt Nam sẽ tỏa sáng hơn nữa trên bản đồ CNTT thế giới", Giám đốc kinh doanh của VMO Holdings kết luận.

Công ty cổ phần Công nghệ VMO Holdings được thành lập năm 2012, là một trong 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam về cung cấp các giải pháp toàn diện, tư vấn và phát triển các sản phẩm phần mềm dựa trên nhiều nền tảng như: IoT, AI/ML hay Blockchain... Sau 10 năm thành lập, VMO Holdings hiện có quy mô nhân sự trên 1200 thành viên, với các văn phòng tại Hà Nội, Singapore, Nhật Bản và Mỹ. Với thế mạnh công nghệ và sự tăng trưởng ấn tượng, VMO đã vinh dự được công nhận là doanh nghiệp có sản phẩm, giải pháp phần mềm mới xuất sắc và doanh nghiệp có dịch vụ xuất khẩu phần mềm xuất sắc" tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2022.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm