Đào sâu vào thế giới công việc mơ ước của Gen Z
Thế hệ Gen Z tại Việt Nam coi trọng sự phát triển cá nhân và sự nghiệp như nhau. Theo Anphabe (2022), mục tiêu nghề nghiệp của Gen Z đa dạng hơn so với các thế hệ trước, cụ thể là bao gồm các yếu tố như thu nhập, phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ, kinh nghiệm, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nghiên cứu này của Anphabe cũng giải thích xu hướng nhảy việc của Gen Z, bởi mong muốn công việc thể hiện giá trị hơn là tính ổn định. Dựa trên các hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, họ muốn tự do thể hiện sự đặc biệt và đa dạng về bản thân và lối sống.
Có lẽ tác động lâu dài và đáng kể của Covid-19 lên giới kinh doanh đã định hình lại hoàn toàn về ý nghĩa của công việc. Việc triển khai mô hình kết hợp giữa làm việc từ xa và tại văn phòng đã bộc lộ những thuận lợi và thách thức so với mô hình truyền thống. Khi nhân viên trở lại văn phòng, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi đáng kể về những gì họ ưu tiên trong công việc.
Một báo cáo của Deloitte (2022) cũng có kết luận tương tự về những yếu tố mà thế hệ Gen Z và Millennials ưu tiên trong công việc, cụ thể là năm điều sau: sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cơ hội học hỏi và phát triển, văn hóa làm việc tích cực, mô hình làm việc linh hoạt và công việc có ý nghĩa.
Chuyển đổi văn hóa làm việc: hướng đến sự linh hoạt
Theo báo cáo từ Cisco (2022), kết quả khảo sát ở Việt Nam cho thấy phần lớn mọi người phản ứng tích cực với mô hình làm việc kết hợp. Hơn 3/4 người Việt Nam cho biết họ muốn ứng dụng mô này, trong khi 19% muốn làm việc từ xa hoàn toàn, và chỉ 4% muốn ở văn phòng toàn thời gian. Ngoài ra, nhận sự cho thấy nhiều lợi ích trong phát triển chuyên môn và cá nhân: 70% nói rằng chất lượng công việc của họ được cải thiện, 67% cho biết hiệu suất làm việc cũng được cải thiện, 85% bày tỏ sức khỏe cảm xúc, tài chính, tinh thần, thể chất và quan hệ xã hội thay đổi tích cực, và 89% chia sẻ họ tiết kiệm chi phí khi làm việc với mô hình kết hợp này.
Các công ty tin tưởng vào sự tồn tại của mô hình làm việc kết hợp cần hiểu rõ và ưu tiên những gì nhân viên thực sự muốn: tự chủ lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc.
Một cách mà các công ty có thể tăng tính linh hoạt về thời gian là cho phép nhân viên làm việc vào các giờ khác nhau ngoài khung giờ 9-5 thông thường tùy thuộc vào trách nhiệm cá nhân của họ. Hơn thế nữa, tính linh hoạt về địa điểm làm việc được nhiều người trẻ Việt Nam đánh giá cao. Họ coi trọng thời gian và số tiền mà họ có thể tiết kiệm khi đi lại và khả năng sống tại các quận, thành phố hay thậm chí là ở các quốc gia cách xa với văn phòng làm việc chính. Các công ty tạo điều kiện linh hoạt cho nhân viên nhìn thấy được mức độ gắn kết của nhân viên cao hơn và làm việc vui vẻ hơn.
Trong các cuộc trò chuyện với các công ty, có một sự hiểu biết cơ bản và nhất quán rằng nhân viên thích nghi và mong muốn có trải nghiệm với mô hình làm việc kết hợp văn phòng và từ xa – đặc biệt là thế hệ Gen Z. Nhân sự cũng mong muốn sắp xếp lịch làm việc phù hợp với đời sống cá nhân; do đó, công nghệ là cần thiết để quản lý hiệu quả làm việc từ xa. Công ty cần đầu tư vào các phần mềm quản lý, để nhân viên có thể kết nối với nhau và truy cập vào dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào; đồng thời, giúp lãnh đạo tính toán cách sử dụng không gian văn phòng hợp lý.
Giá trị của không gian làm việc chia sẻ
Bối cảnh kinh tế không chắc chắn và cuộc khủng hoảng nhân tài toàn cầu giúp các nhà quản lý nhân sự nhận ra rằng, ngoài tính linh hoạt khi sắp xếp công việc, thì con người còn có một nhu cầu bẩm sinh là kết nối, cộng tác, và học hỏi lẫn nhau. Điều này đặc biệt đúng với Gen Z, những người luôn muốn kết nối và tìm kiếm cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc.
Đối với các công ty đang tìm cách đưa nhân viên trở lại văn phòng một cách tự nhiên, điều quan trọng là nhà quản lý phải hiểu được mong muốn của nhân viên để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, khiến việc di chuyển đến văn phòng trở nên đáng giá.
Một cách để khiến trải nghiệm làm việc của nhân viên thú vị hơn là hợp tác với nhà cung cấp không gian làm việc linh hoạt như WeWork, nơi văn phòng được thiết kế có chủ đích nhằm tối ưu việc kết nối và cộng tác. Tại WeWork, chúng tôi chú ý rằng số lượng thành viên quay lại không gian của chúng tôi đạt đến con số ngang bằng với giai đoạn trước đại dịch. Đôi khi, mục đích của họ là tận dụng các tiện nghi sẵn có như phòng họp và thúc đẩy các cuộc thảo luận lên ý tưởng.
Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp đa dạng của WeWork mang đến cho các thành viên cơ hội mở rộng mạng lưới và tương tác với những người ngoài công ty, ngoài ngành thông qua các sự kiện có ý nghĩa do WeWork tổ chức. Đơn cử là hoạt động chúc mừng ngày phụ nữ, ngày chăm sóc sức khỏe và các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng.
Tại Hồ Chí Minh, hai địa điểm của WeWork tại WeWork Lim Tower 3 ở Quận 1 và WeWork E. Town Central ở Quận 4 tiếp tục nhận thấy nhu cầu có được không gian làm việc linh hoạt, không chỉ đáp ứng hoạt động kinh doanh, mà còn tăng giá trị trải nghiệm của nhân viên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất, thúc đẩy hợp tác và củng cố văn hoá doanh nghiệp; từ đó, dẫn đến sự hài lòng của từng nhân viên, và giữ chân được nhân tài thuộc thế hệ Gen Z.
Trong giai đoạn chuẩn bị bước sang năm mới, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có cơ hội đánh giá và thực hiện những thay đổi mang tính chiến lược đối với không gian làm việc, và định hình phương thức làm việc của công ty.