Xu hướng phát triển của ngành Nông nghiệp - Thực phẩm Việt Nam
Trong bức tranh lớn của ngành nông nghiệp, nhóm ngành chăn nuôi luôn phải đối diện với nhiều thách thức như kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, thị trường tiêu thụ và xử lý chất thải. Để giải quyết bài toán này, một số doanh nghiệp đã triển khai hoạt động chăn nuôi theo mô hình chuỗi liên kết khép kín. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng còn chiếm tỷ lệ thấp và mức độ liên kết, hiệu quả chưa tối ưu.
Là doanh nghiệp có gần 2 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, GREENFEED không chỉ chủ động phát triển mô hình chuỗi giá trị mà còn nhìn thấy tiềm năng, triển vọng của mô hình này nếu được đầu tư, khai thác theo hướng bền vững. GREENFEED là đơn vị đi tiên phong về triển khai chuỗi thực phẩm lành 3F Plus (Feed – Farm – Food Plus) - chu trình kiểm soát chặt chẽ, khép kín từ thức ăn chăn nuôi, con giống, chế biến thực phẩm cho đến phân phối sản phẩm. Thành quả từ chuỗi 3F Plus là một chuỗi giá trị giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, và kinh doanh vững bền.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn củng cố và mở rộng chuỗi, song với định hướng rõ ràng, GREENFEED đang được đánh giá là doanh nghiệp đi đầu về nỗ lực phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp; tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó gồm phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp có trách nhiệm và đẩy mạnh tư duy phát triển bao trùm.
Phát triển bền vững đa phương diện trên chuỗi 3F Plus
Xây dựng mô hình chăn nuôi hiệu quả theo chuẩn quốc tế
Tại GREENFEED, quy trình chăn nuôi được xây dựng dựa trên chuẩn quốc tế của PIC – nhà cung cấp công nghệ di truyền giống hàng đầu thế giới nhằm tối ưu năng suất, chi phí vận hành, và đảm bảo vật nuôi phát triển đồng đều. Hệ thống trại của GREENFEED cũng được vận hành theo công nghệ Châu Âu, có đầy đủ chứng nhận an toàn dịch bệnh của Cục Thú y, chứng nhận VietGAP và truy xuất nguồn gốc Pig Trak. Về con giống, từ năm 2011 đến nay, GREENFEED liên tục đầu tư nghiên cứu và mở rộng quy mô trại heo, trong đó Trung tâm heo giống hạt nhân - cụ kỵ tại Cư Jút, Đăk Nông đạt đến quy mô Châu Á với vốn đầu tư 50 triệu USD. Ngoài quy trình chăn nuôi, GREENFEED cũng hợp tác với PIC để phát triển heo giống hậu bị ưu việt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam, mang lại năng suất cao, chất lượng tốt.
Với năng lực đảm bảo an toàn sinh học, chất lượng con giống, và vận hành trại, năm 2021, GREENFEED đã được Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) lựa chọn là đối tác nhận đầu tư để cùng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam. Theo kế hoạch, khoản đầu tư trị giá 1.000 tỷ đồng (tương đương 43 triệu đô-la Mỹ) của IFC – dưới hình thức trái phiếu kỳ hạn bảy năm đã và đang được GREENFEED sử dụng để mở rộng hoạt động chăn nuôi bền vững, từ đó đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, an toàn cho người tiêu dùng.
Số hoá kênh tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững
Với tinh thần không ngừng đổi mới, trong những năm gần đây, GREENFEED còn đẩy mạnh chuyển đối số trên toàn chuỗi để nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro khi vận hành. Năm 2021, GREENFEED chính thức giới thiệu DigiFarm – Ứng dụng quản lý vận hành trại từ xa giúp nhà đầu tư và người chăn nuôi có thể theo dõi những thay đổi về môi trường và tình trạng hoạt động thiết bị ở mỗi trang trại, từ đó tối ưu hiệu suất chăn nuôi. Đối với ngành Thực phẩm, kênh phân phối cũng được mở rộng ra website và các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng, tiện lợi của người tiêu dùng.
Ứng dụng DigiFarm là một trong những giải pháp công nghệ hàng đầu của GREENFEED, giúp nâng cao hiệu suất chăn nuôi
Đại diện GREENFEED Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, việc chuyển đổi số của GREENFEED đã giúp tăng tỷ lệ hài lòng của khách hàng nội bộ và đối tác; giảm 30% chi phí vận hành hệ thống và tối ưu thời gian trong quá trình vận hành.
GREENFEED cùng lộ trình phát triển bền vững phía trước
Để chuẩn bị cho lộ trình phía trước, GREENFEED đã và đang chủ động triển khai nhiều sáng kiến bền vững trên chuỗi 3F Plus về thực hành kinh tế tuần hoàn, xử lý nước thải, chuyển đổi năng lượng sạch và đạt kết quả ban đầu khả quan. Cụ thể, chất thải trong hoạt động chăn nuôi sẽ đưa qua hệ thống xử lý và thu hồi khí biogas để chạy máy phát điện, phần chất thải rắn được sử dụng để ủ composting làm phân bón hoặc nuôi trùn quế để thu phân trùn hữu cơ có lợi cho cây trồng.
Bên cạnh điện khí sinh học (biogas), GREENFEED còn triển khai điện mặt trời áp mái và chuyển sang sử dụng nhiên liệu biomass để vận hành lò hơi tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. GREENFEED đặt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, góp sức cùng Việt Nam trên hành trình thực hiện cam kết "Net Zero", tăng trưởng xanh vào năm 2050.
Đối với xã hội, GREENFEED sẽ tiếp tục tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp để sẻ chia các giá trị lành đến cộng đồng, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em thông qua chương trình như Tiếp Sức Nhà Nông, Bữa Ăn Trọn Vẹn. Trong đó, chương trình Bữa Ăn Trọn Vẹn đặt mục tiêu sẽ cung cấp 2 triệu bữa năm vào cuối năm 2022, 3 triệu bữa ăn vào năm 2024, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
Triển khai từ năm 2019, chương trình Bữa Ăn Trọn Vẹn của GREENFEED đã giúp cải thiện dinh dưỡng cho hơn 3,000 trẻ em
Với lộ trình phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030, trong thời gian tới, GREENFEED sẽ đẩy mạnh hơn các nỗ lực về đổi mới sáng tạo, phát triển môi trường làm việc, hỗ trợ cộng đồng, thúc đẩy thực thi mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần xây dựng một nền Nông nghiệp - Thực phẩm hiện đại, bền vững.