Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng hơn 1.440 tỷ đồng tuần VN-Index vượt mốc 1.250, tập trung gom SSI và loạt cp ngân hàng

Khởi đầu tuần bằng phiên tăng mạnh kèm thanh khoản vào ngày 1/8, tâm lý lo ngại của nhà đầu tư như được rũ bỏ. VN-Index đã tăng liên tiếp trong 3 phiên tiếp theo từ ngày 2 – 4/8 và chỉ điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần.

Tính chung cả tuần, VN-Index đã tăng 46,41 điểm, tương đương 3,81% và chốt phiên tại 1.252. Điểm tích cực tiếp theo là việc thanh khoản của thị trường đã vươn lên mức trung bình trên 15.000 tỷ đồng mỗi phiên, cải thiện mạnh so với mức chỉ 10.000 tỷ đồng/phiên của tháng 7.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng góp lớn nhất đến VN-Index trong tuần với các mã VCB, CTG, BID và MBB, trong đó VCB tỏ ra vượt trội các mã khác với mức đóng góp 8,7 điểm khi tăng 9,8% trong tuần. NVL và HPG là 2 cổ phiếu tiếp theo với mức ảnh hưởng lần lượt là 3,2 và 2,6 điểm. Đáng chú ý khi SSI có mặt trong Top10, cổ phiếu này đã tăng 16,2% trong tuần và giúp VN-Index tăng 1,3 điểm.

Theo thống kê từ FiinTrade, NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng 1.442 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 1.846 tỷ đồng. Diễn biến theo nhóm ngành, dòng tiền ngoại chủ yếu tập trung tại nhóm ngân hàng, bất động sản và chứng khoán. Trong khi đó, dòng sản xuất thực phẩm, quỹ đầu tư, hàng gia dụng bị rút ròng với giá trị không đáng kể.

 Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tâm điểm mua ròng SSI và cổ phiếu ngành ngân hàng

Tại thị trường cổ phiếu, mã SSI của Chứng khoán SSI dẫn đầu về quy mô mua ròng trong tuần với 591,6 tỷ đồng. Lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đẩy giá SSI tăng gần 16,2% lên 24.800 đồng/cp. Kế đó, cổ phiếu STB của Sacombank cũng được khối ngoại gom ròng hơn 333 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại còn đổ vào một số mã ngân hàng khác như VCB (292 tỷ đồng), CTG (215,8 tỷ đồng), BID (100,2 tỷ đồng). Nằm ngoài top10 mã được mua ròng mạnh nhất còn có SHB, LPB, SSB,...

Lực mua còn xuất hiện tại các cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn nhóm bất động sản như VHM (311,5 tỷ đồng), VRE (143,2 tỷ đồng), NVL (83,4 tỷ đồng), KDH (75 tỷ đồng), NLG (72,3 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Ở chiều bán ra, mã AGG dẫn đầu với quy mô 186,2 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác cũng bị xả ròng trên trăm tỷ đồng là MSN (131,2 tỷ đồng).

Không còn được gom mạnh giai đoạn trước đó, cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang liên tục bị xả trong giai đoạn gần đây. Tuần qua mã này bị rút ròng với giá trị 41,7 tỷ đồng.

Theo dõi giao dịch cho thấy rằng dòng tiền ngoại còn rút ra ở loạt midcap như HCM (37 tỷ đồng), TLG (35 tỷ đồng), HDG (31,6 tỷ đồng), VGC (31,4 tỷ đồng), PTB (26,6 tỷ đồng).

Sàn HNX bị rút ròng gần 21 tỷ đồng

Đối lập xu hướng giao dịch trên HOSE, khối ngoại bán ròng 20,56 tỷ đồng trên HNX. Giá trị mua vào và bán ra lần lượt là 45,65 tỷ đồng và 66,21 tỷ đồng.

Cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là tâm điểm bán ròng với gần 27 tỷ đồng. Mã này bị bán ròng mạnh nhất trong phiên 1/8, đạt 14,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SHS và NVB lần lượt bị rút ròng với giá trị 10,1 tỷ và 4,6 tỷ đồng. Những mã khác trên HNX bị bán ròng dưới 1 tỷ đồng gồm MCF, TVD, DHT, DP3, CEO, PGS

Ở chiều mua vào, các cổ phiếu đều ghi nhận lực mua thấp hơn 20 tỷ đồng. Mã TNG được mua mạnh nhất (16,6 tỷ đồng), theo sau là IDC (6,2 tỷ đồng), VCS (0,5 tỷ đồng), PVI (0,4 tỷ đồng), TVC (0,4 tỷ đồng),...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại trở lại mua ròng gần 18 tỷ đồng trên thị trường UPCoM

Ngược chiều sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng 17,64 tỷ đồng trên UPCoM với chiều mua (124,42 tỷ đồng) và bán (106,77 tỷ đồng). Lũy kế kể từ đầu năm đến phiên 5/8, dòng tiền ngoại đổ vào thị trường này đạt 1.161 tỷ đồng. 

Cũng giống như trên HOSE, cổ phiếu nhóm dầu khí, hóa chất, phân bón bị bán ròng mạnh. Mã BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn có giá trị bán ròng hơn 41 tỷ đồng, đứng sau là QNS (32,6 tỷ đồng). Những mã còn lại lần lượt bị rút vốn là QTP (5,1 tỷ đồng), CSI (1,9 tỷ đồng), AMS (1,4 tỷ đồng),... 

Trong khi đó, khối ngoại duy trì mua ròng cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (51,2 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã MPC (13,7 tỷ đồng), LTG (11,3 tỷ đồng), VEA (9,5 tỷ đồng), VTP (8,5 tỷ đồng),...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Bỏ khung giá đất: Giá thị trường sẽ ra sao?

Tại Hội nghị Trung ương 5, chủ trương “bỏ khung giá đất” đã được thống nhất sau khi thảo luận rất kỹ lưỡng. Một quyết sách đúng, được toàn xã hội chờ đợi khi sửa đổi Luật Đất đai. Nói như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính thì “chủ trương bỏ khung giá đất và xây dựng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, là điểm mới đột phá”.

Phòng trọ cho thuê đang diễn biến như thế nào?

Quý 3/2022 sẽ chứng kiến nhu cầu tìm thuê các phòng trọ, căn hộ chung cư xung quanh các trường Đại học tăng cao. Điều này đến từ việc quá trình nhập học của năm nay diễn ra bình thường trở lại sau thời gian dài bị dời lịch liên tục do Covid-19, và một lượng lớn tân sinh viên sẽ có nhu cầu tìm chỗ ở phục vụ quá trình học tập tại các thành phố lớn.

Nên mua chung cư đã qua sử dụng hay hàng mới?

Trong bối cảnh nguồn cung mới tại Hà Nội ghi nhận ở mức thấp đã khiến người mua phải tìm kiến căn hộ ở thị trường thứ cấp. Mặc dù vậy, người dân có xu hướng lựa chọn căn hộ sơ cấp, trong đó chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường.