Kinh doanh

Huawei trình làng hệ thống giải pháp thông minh trong tương lai dành cho ngành đường sắt tại triển lãm Đường sắt Châu Á Thái Bình Dương 2023

BANGKOK, 5/6/2023 /PRNewswire/ -- Với vị thế là nhà cung cấp giải pháp CNTT-TT hàng đầu thế giới, Huawei đã trình làng hệ thống giải pháp thông minh tiên tiến dành cho ngành đường sắt tại triển lãm Đường sắt Châu Á Thái Bình Dương 2023. Đây là sự kiện về ngành đường sắt có ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với tư cách là Nhà tài trợ kim cương, Huawei đã chứng minh cam kết của mình trong việc cung cấp các hệ thống đường sắt thông minh, hiệu quả và bền vững trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi sinh sống của 4,2 tỷ người (chiếm 61% dân số toàn cầu), đang chứng kiến quá trình mở rộng và đô thị hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ vận tải được cải thiện. Đến năm 2030, dự kiến tổng chi tiêu CNTT toàn cầu trong ngành đường sắt sẽ đạt 57,9 triệu đô la, với các khoản đầu tư mạnh mẽ vào phát triển đường sắt được ghi nhận tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số quốc gia trong khu vực đang tận dụng hệ thống giải pháp CNTT-TT mới, giúp hệ thống đường sắt trở nên an toàn, thân thiện với môi trường và hiệu quả hơn.

Ông Xiang Xi, Phó Chủ tịch Đơn vị kinh doanh Giao thông Quốc tế của Huawei chia sẻ trong bài phát biểu quan trọng của mình: "Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành đường sắt, đặc biệt là trong trọng tâm gần đây của chúng tôi về chuyển đổi kỹ thuật số, Huawei đã xác định rõ ràng sứ mệnh của mình trong ngành này, đó là tái tạo kết nối, tái cấu trúc nền tảng và kích hoạt trí thông minh".

Trong những năm gần đây, ngành đường sắt đang trải qua quá trình biến đổi kỹ thuật số nhanh chóng, Huawei cam kết nâng cao mức độ an toàn và hiệu quả trong vận hành và bảo trì đường sắt thông qua hệ thống giải pháp CNTT-TT hiện đại nhất của mình. Tận dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu, hệ thống tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, FRMCS, MSN, mạng trạm, lưu trữ và IoT, Huawei đang có dấu hiệu chuyển mình trong cách thức quản lý, sử dụng và mô phỏng lại các hệ thống giao thông. Những tiến bộ trong công nghệ tập trung chủ yếu vào việc tích hợp liền mạch các phương thức vận tải khác nhau cũng như tích hợp với các khía cạnh khác của xã hội.

Ông Steven Xiong, Giám đốc Công nghệ của Ngành đường sắt thuộc Bộ phận Doanh nghiệp của Huawei, nhấn mạnh: "Nhà ga thông minh là một giải pháp đổi mới cho phép cải thiện trải nghiệm của hành khách và hiệu suất vận hành. Giải pháp này có thể tổng hợp tất cả dữ liệu và thông tin từ tất cả các ứng dụng trong nhà ga. Cơ sở hạ tầng CNTT-TT-TT mới là nền tảng cho các nhà ga thông minh. Chúng ta nên thay thế các hệ thống CNTT-TT đơn lẻ như máy chủ, lưu trữ và mạng, thậm chí là dữ liệu bằng nền tảng kỹ thuật số dựa trên đám mây".

Với việc tập trung vào giải quyết các thách thức cũng như đón lấy những cơ hội quan trọng trong cả tuyến đường sắt chính và tuyến đường sắt ngầm, Huawei hiện đang sử dụng hệ thống CNTT-TT mới nhất nhằm hỗ trợ các thành phố trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nâng cấp hạ tầng, từ đó tạo đà thúc đẩy mới hướng tới phát triển đô thị và một châu Á-Thái Bình Dương kỹ thuật số.

Ông Jackie Miao, Giám đốc Phòng tài vụ Vận tải Doanh nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei cho biết: "Ngày nay, hầu hết các hệ thống đường sắt vẫn hoạt động bằng cách sử dụng mạng không dây băng thông hẹp cho việc điều phối và báo hiệu đường sắt như GSM-R hoặc Tetra Radio. Những công nghệ này đã lỗi thời và không thể hỗ trợ các yêu cầu về đường sắt thông minh. FRMCS là một mạng truyền thông không dây mới dành cho ngành đường sắt, sử dụng công nghệ 4G gốc từ nhà cung cấp dịch vụ giúp cung cấp kết nối từ tàu đến mặt đất đáng tin cậy và có băng thông cao".

Huawei đã cho trình làng một số phương pháp hữu hiệu nhất cũng như các giải pháp tiên tiến của mình trong buổi triển lãm này, chẳng hạn như đường trục truyền thông IP và Quang học, tạo thành bộ xương của hệ thống đường sắt trong tương lai; Hệ thống liên lạc di động đường sắt tương lai (FRMCS) và Wi-Fi 6, cung cấp kết nối băng thông rộng không dây giữa tàu và mặt đất; CNTT thông minh, mang lại trải nghiệm cộng tác mới cũng như lưu trữ tiên tiến với công nghệ mới của Huawei giúp phòng chống mã độc tống tiền; cùng với Giải pháp nhà ga thông minh giúp tối ưu hóa O&M và trải nghiệm của hành khách.

 Ông Pan Chock Teck, Quản lý cấp cao của Giải pháp Đường sắt Vận tải Doanh nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei cho biết: "Mạng lưới đường sắt hiện đại đòi hỏi tính bảo mật cao, băng thông lớn và tự động hóa thông minh. Công nghệ quang học tân tiến của Huawei cho phép nâng cấp liền mạch và dễ dàng,".

Trong năm nay, Huawei đã tổ chức nhiều hội nghị cấp cao với các nhà lãnh đạo tư duy, các bên liên quan chính, khách hàng trọng yếu và tổ chức có thẩm quyền trong khu vực xuyên suốt thời gian diễn ra triển lãm nhằm khám phá tiềm năng phát triển của ngành đường sắt trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Huawei đã thành lập Đơn vị kinh doanh Hàng không và Đường sắt (Aviation & Rail BU), với mục tiêu không ngừng khám phá quá trình số hóa ngành công nghiệp cũng như đổi mới công nghệ thông qua việc tập trung vào các kịch bản ngành công nghiệp. Huawei hiện đang phục vụ hơn 130 sân bay và hãng hàng không trên toàn thế giới, hơn 300 tuyến đường sắt đô thị trên hơn 70 thành phố và hơn 150.000 km đường sắt.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm