Lối sống tối giản đang được người hiện đại tiếp nhận và hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ. Có lẽ vì cảm nhận quá nhiều mỏi mệt trong nhịp sống vồn vã nên con người ta thường tìm về những gì chậm rãi, chiêm nghiệm để bình ổn cảm xúc.
Một khâu vô cùng quan trọng trong lối sống tối giản mà ai cũng phải làm được là đơn giản hóa môi trường sống. Hay cụ thể hơn chính là căn phòng, ngôi nhà của bạn. Người ta thường nói: Môi trường sống phản ánh tính cách con người!
Đã tối giản thì phải buông bỏ. Vứt đi những thứ không cần thiết; sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, khiến môi trường sống trở nên tinh tươm hết mức có thể. Nhờ đó, tinh thần của chúng ta cũng được cải thiện, lạc quan hơn.
Hãy bắt đầu tối giản căn nhà của bạn ở 5 nơi sau đây:
1. Tủ quần áo
Đã quyết tâm biến căn nhà của mình theo lối sống tối giản thì phải xử lý toàn diện. Hãy bắt đầu với tủ quần áo. Trước khi vứt bỏ, bạn nên hỏi ý kiến các thành viên trong gia đình nếu thứ đó thuộc quyền sở hữu của họ.
Nguyên tắc chính là: Giữ lại quần áo đang và sẽ mặc, còn lại thì dũng cảm vứt hết, nếu cho được người khác thì càng tốt.
Hãy cho đi hoặc vứt bỏ 5 loại sau:
Một, quần áo không mặc trên 1 năm.
Hai, cho đi những kiểu “đụng hàng” với người khác nếu bạn là người không thích mặc đồ giống nhau.
Ba, quần áo không phù hợp với phong cách và vóc dáng hiện tại.
Bốn, túi xách, quần áo đã hỏng rách không thể cứu vãn hoặc phai màu.
Năm, tất cả quần áo, phụ kiện mua về nhưng chưa bao giờ sử dụng.
2. Góc trang điểm
Người hiện đại thích chăm chút bản thân nên ít hay nhiều cũng có vài bộ dụng cụ trang điểm. Vui lòng xử lý những sản phẩm đã mở nắp, nhưng không dùng nữa vì vừa chiếm dụng không gian vừa không tốt cho da mặt.
Hãy vứt bỏ:
Một, sản phẩm trang điểm, chăm sóc da đã quá hạn sử dụng.
Hai, phấn hỏng, nát, vỡ tan.
Ba, dụng cụ trang điểm quá bẩn.
Bốn, trang sức nhỏ bị biến chất, rỉ sét.
3. Nhà bếp
Nhà bếp là nơi cần phải thực hiện tối giản cấp thiết không thua kém tủ quần áo. Cần phải sắp xếp lại mọi thứ, đặt các dụng cụ chung một nhóm để có thể dễ dàng tìm kiếm những lúc cần.
Một, đũa, muỗng, vá gỗ đã sử dụng lâu, lên nấm mốc, cần phải thay mới.
Hai, sắp xếp theo danh mục: Dụng cụ nấu nướng, gia vị, thực phẩm…
Ba, vứt hết các hộp giấy những tưởng sẽ dùng đến nhưng vẫn luôn nằm trong một góc.
4. Phòng khách
Phòng khách là khu vực trung tâm sinh hoạt của ngôi nhà, vì thế chúng ta thường tập trung bày biện, trang trí ở nơi này nhất. Thế nhưng những ai thường dọn dẹp nhà cửa mới biết, phòng khách là nơi rất khó sắp xếp. Căn phòng này chứa quá nhiều đồ dùng nhỏ nhặt như đồ chơi của trẻ em, đồ lưu niệm, vật trang trí…
Hãy bỏ hết những món đồ trưng bày không có tác dụng làm đẹp cho căn phòng. Quy định vị trí cho từng món đồ để đặt đúng nơi sau khi sử dụng.
Bên dưới ghế sofa thường chứa những thứ mà bạn không ngờ tới. Hãy để ý đến vị trí này, thường xuyên quét dọn vì nó rất dễ bị bỏ qua.
5. Phòng tắm
Bạn nên lưu ý, phòng tắm hay nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt nên không thích hợp cho việc tích trữ đồ dùng quá nhiều. Cho dù có cửa sổ thông hơi hay quạt gió cũng không thể triệt để khô ráo. Hơn nữa, kiểu nhà vệ sinh hiện đại thường có lắp đặt tủ kệ. Nhưng đồ dùng bên trong thường bị dễ quên nhất.
Vứt hết khăn tắm đã bốc mùi, thâm kim, rách rướip; các loại xà phòng, sữa tắm đã mở nắp nhưng không sử dụng quá nửa năm; các loại sản phẩm đã quá hạn sử dụng.
Đặc biệt, nên chú ý đến thảm chân trước cửa nhà vệ sinh. Bạn cho rằng nó thường xuyên bị ẩm ướt là chuyện thường tình. Song, cũng vì thế mà thảm chân ở vị trí này thường bị nấm mốc và tích tụ chất bẩn nhanh nhất.
(Nguồn: Zhihu)