Doanh nghiệp

Giải pháp quản trị nhân lực trong thời đại số

Song hành cùng sự phát triển của chuyển đổi số, nguồn nhân lực đang lên ngôi, chiếm vị thế trên thị trường là nguồn nhân lực số. Điều này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng vì mô hình quản trị truyền thống không còn phù hợp, khó khăn trong việc đánh giá, đào tạo và đảm bảo công bằng giữa các nhân viên. Ông Nguyễn Công Thuỷ, Giám đốc điều hành Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhân sự JobTest chia sẻ: "Trước mắt, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, thay đổi văn hoá doanh nghiệp và áp dụng tư duy khác để thu hút, giữ chân nhân tài".

Ông Thủy cũng nêu 3 thách thức của việc quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số mà doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho sự thay đổi. Đó là: Nhận diện nguồn nhân lực thế hệ mới; Thị trường lao động sau đại dịch; Mô hình quản trị nhân sự mới gắn liền với sự phát triển của công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp đang lúng túng tìm giải pháp lãnh đạo phù hợp để nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Ảnh: XIN NGUỒN

Nhiều doanh nghiệp đang lúng túng tìm giải pháp lãnh đạo phù hợp để nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Ảnh: Information Age

Đặc điểm nguồn nhân lực thế hệ mới

Tỷ trọng nguồn nhân lực chiếm nhiều tại thị trường Việt hiện nay là những nhân lực trẻ tuổi, nhiều tiềm năng với nền kinh tế số. Theo đánh giá của PWC VietNam, nguồn nhân lực thế hệ Z - lực lượng lao động mới tham gia vào nền kinh tế là một điểm sáng cho việc phát triển nguồn nhân lực số bởi sở hữu các kỹ năng phù hợp cho điều này.

Cũng theo báo cáo này của PWC VietNam, thế hệ nhân lực này cũng rất sẵn sàng cho việc chuyển đổi số khi có đến 72% nguồn nhân lực mong muốn học hỏi các kỹ năng số. Bên cạnh đó, xu hướng hybrid work (làm việc từ xa) đang dần phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có giải pháp phù hợp về nhân sự cho chuyển đổi số.

Nhân sự ngày nay có xu hướng ít gắn bó với công việc, nhất là những nhân viên giỏi thường mong muốn tìm một môi trường làm việc tốt hơn và được thử thách bản thân ở các vị trí khác nhau. Trong trường hợp đó, chế độ đãi ngộ phù hợp và các cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là cách để nhiều doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân sự. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và lớn cũng bắt đầu chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding) - một trong những chiến lược hàng đầu trong việc phát hiện, tìm kiếm và gìn giữ nhân tài vô cùng hiệu quả.

Thế hệ nhân lực càng non trẻ lại càng ưa sự sáng tạo và thử thách. Chìa khóa trong việc dẫn dắt nguồn nhân lực số nằm ở việc tạo điều kiện cho họ bằng cách liên tục thúc đẩy tư duy thử nghiệm và khám phá, tin tưởng. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải đưa ra các chiến lược lãnh đạo trực diện để giải quyết nhiều rủi ro đồng thời xây dựng văn hóa tin tưởng, tạo điều kiện ngay cả với các dự án bị thất bại.

Văn hóa niềm tin khắc sâu trong nguồn nhân lực số là được trao quyền, khuyến khích và tham gia. Phương pháp lãnh đạo định hướng không còn phù hợp nữa, thay vào đó, việc nhân viên được tự quản lý các hoạt động hàng ngày có thể thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực số cần được ủy thác quyền tự chủ, trao quyền ở tất cả các cấp của hệ thống phân cấp. Sự lãnh đạo đến từ tất cả các cấp sẽ dẫn đường cho sự thành công trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các nhà lãnh đạo cần gạt bỏ thái độ "biết tất cả" và thay đổi cách tiếp cận từ trên xuống. Các nhà lãnh đạo thậm chí phải áp dụng sự "cố vấn ngược" để xây dựng doanh nghiệp dựa trên sự khuyến khích và sự tham gia nhiều hơn của các nhân sự.

Kinh tế số đòi hỏi phải có nguồn nhân lực số tương thích để triển khai, tổ chức thực hiện các công việc. Ảnh: XIN NGUỒN

Kinh tế số đòi hỏi phải có nguồn nhân lực số tương thích để triển khai, tổ chức thực hiện các công việc. Ảnh: marketbusiness.net

Quản trị nhân lực trong kỷ nguyên số

Nền kinh tế trong kỷ nguyên số buộc các nhà lãnh đạo phải làm quen và thành thạo các kỹ năng số. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng các cơ chế quản lý hiệu suất công việc trên các thiết bị và phần mềm công nghệ. Các ứng dụng như phần mềm kế toán, phần mềm sales, phần mềm marketing... ra đời giúp doanh nghiệp vận hành số tốt hơn. Doanh nghiệp muốn có được nguồn nhân lực số trước hết phải tạo dựng được môi trường làm việc số phù hợp.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số sẽ không khả thi, thậm chí gây lãng phí ngân sách và nguồn lực khi không được áp dụng hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác này, các nhà lãnh đạo cần thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới thích ứng với nền kinh tế.

Chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong các hoạt động vận hành sản xuất của doanh nghiệp mà trong cả các mô hình quản trị nội bộ. Thay đổi mô hình lãnh đạo và trang bị những kỹ năng lãnh đạo mới sẽ không chỉ mang lại những nhân viên ưu tú mà còn hình thành môi trường văn hóa tốt dành cho nhân sự. Một trong những mô hình quản trị được hướng tới hiện nay là HR Tech - ứng dụng công nghệ trong việc quản trị nguồn nhân lực.

HR Tech dựa trên công nghệ giúp doanh nghiệp tính toán chính xác và minh bạch những vấn đề liên quan đến chiến lược nhân sự bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý hiệu suất, chi phí nhân sự... để từ đó doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý, tuyển dụng, sa thải, tăng lương, trả thưởng và đưa ra các quyết định về nhân sự phù hợp khác.

Tại thị trường Việt hiện nay, mô hình HR Tech còn khá mới mẻ và vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Thấu hiểu và mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp giải bài toán nhân sự trong quá trình chuyển đổi số, JobTest với sứ mệnh "kiến tạo nguồn lực chất lượng cao" phối hợp với các nhà lãnh đạo tới từ các doanh nghiệp hàng đầu tổ chức hội thảo "Tái định nghĩa mô hình quản trị nhân tài trong kỷ nguyên số - HR Tech Workshop 2022". Sự kiện được tổ chức hoàn toàn miễn phí nhằm cung cấp giải pháp quản trị nhân sự hiệu quả trong kỷ nguyên số dành cho các chủ doanh nghiệp.

Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực là nơi công nghệ tiếp tục có một tác động đáng kể đến các hoạt động nhân sự

Công nghệ tác động đáng kể đến lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Ảnh: Aberdeen

Cùng chuyên mục

Đọc thêm