Điểm lại kết quả của đợt cơ cấu danh mục đầu tư của hai ETF công bố trước đó, chiều ngày 7/6 theo giờ Việt Nam, FTSE Russell công bố kết quả cơ cấu danh mục quý II của FTSE Vietnam Index, với việc thêm mới TCH, đồng thời không loại bất kỳ mã nào.
Sau khi bổ sung TCH, lượng cổ phiếu trong rổ FTSE Vietnam Index tăng lên thành 28 mã.
Một tuần sau đó, sáng 15/6, MarketVector công bố cơ cấu danh mục định kỳ quý II của MarketVector Vietnam Local Index - chỉ số tham chiếu của VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF).
Trong kỳ cơ cấu tháng 6, MarketVector Vietnam Local Index thêm mới hai cổ phiếu Viettel Construction (CTR) và EVNFinance (EVF), đồng thời không loại bất kỳ cổ phiếu nào. Số lượng cổ phiếu trong danh mục tăng từ 44 lên 46 mã.
Trước đó, trong đợt cơ cấu quý I/2024, FTSE Vietnam Index thêm mới EVF của EVN Finance vào rổ và không loại rã mã nào.
(FTSE ETF) có quy mô gần 249 triệu USD. Như vậy, tổng quy mô của hai quỹ khoảng 760 triệu USD (19.400 tỷ đồng).
Dựa trên dữ liệu quy mô và tỷ trọng phân bổ danh mục của các quỹ, Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) dự báo cổ phiếu EVF được mua ròng lớn nhất với 11,2 triệu cp, trong đó FTSE Vietnam ETF mua thêm gần 3,2 triệu cp và VNM ETF mua mới hơn 8 triệu cp. So với thanh khoản bình quân trong một tháng gần nhất của EVF (14,4 triệu cp), lượng giao dịch trên tương đương 0,78 phiên giao dịch.
Với việc được thêm mới, cổ phiếu CTR của Công trình Viettel được mua ròng gần 1 triệu đơn vị. Với thanh khoản hiện tại, lượng cổ phiếu trên tương đương 1,8 phiên giao dịch. Theo quan sát, cổ phiếu CTR giao dịch trên đỉnh lịch sử, đóng cửa phiên 14/6 ở mức giá 152.300 đồng/cp.
Mã TCH được FTSE ETF mua mới hơn 5,24 triệu cp trong khi đó VNM ETF giảm nhẹ tỷ trọng và bán bớt hơn 745.000 cp. Ước tính tổng lượng mua ròng gần 4,5 triệu cp.
Ngoài ba mã trên, hai quỹ ETF ngoại được BSC dự báo mua ròng mạnh cổ phiếu VHM của Vinhomes với khối lượng gần 6,3 triệu cp. Trong đó FTSE mua ròng gần 860.000 co và VNM ETF mua thêm hơn 5,4 triệu đơn vị.
Cổ phiếu khác “họ Vingroup” là VIC cũng được mua ròng gần 1,2 triệu cp, kế đến là VND (1,6 triệu cp). Nhóm được mua ròng còn có các cái tên khác như VCB, VCI, EIB, VIX, NVL, SHB, POW.
Ở chiều bán ra, SSI là mã bị bán mạnh nhất với khối lượng hơn 2,2 triệu cp, kế đến là HPG (2,1 triệu cp), PDR (2 triệu cp). Tuy nhiên với quy mô thanh khoản giao dịch hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên của ba mã trên, lượng giao dịch của hai ETF chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đơn cử như “cổ phiếu quốc dân” HPG, lượng giao dịch của hai quỹ chiếm khoảng 8% thanh khoản nếu xét theo giá trị bình quân 1 tháng gần đây.
Xét theo quy mô thanh khoản, VJC của Vietjet bị bán mạnh nhất với khối lượng gần 1,1 triệu cp, tương ứng thanh khoản của gần 1 phiên. Ngoài VJC, hai mã khác bị bán trên 1 triệu đơn vị là KBC (1,5 triệu cp) và HSG (1,2 triệu cp).
Hoạt động bán ròng còn diễn ra với hàng chục cái tên khác như SBT, DPM, DGC, SHS, GEX, PVD với khối lượng từ 500.000 cp đến 1 triệu đơn vị.