Bất động sản

Hà Nội yêu cầu xử lý loạt dự án chậm triển khai ở Mê Linh

Nhiều dự án chậm triển khai tại Mê Linh. (Ảnh: ZingNews).

Ngày 22/3, Văn phòng UBND Hà Nội ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Trần Sỹ Thanh về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.

Trên cơ sở rà soát của các đơn vị, Chủ tịch Hà Nội thống nhất về nguyên tắc, chủ trương phương án xử lý với các dự án đầu tư có vốn ngoài ngân sách, có sử dụng đất và chậm triển khai trên địa bàn huyện.

Cụ thể, đối với dự án khu đô thị Golf Vinashin, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, theo dõi và tham mưu, đề xuất thành phố xem xét, chỉ đạo theo quy định.

Đối với 14 dự án khác cùng danh mục sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ, các sở, ngành liên quan và UBND huyện Mê Linh được yêu cầu khẩn trương thực hiện chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án, rà soát về quy định; đề xuất phương án sử dụng đất theo quy định, báo cáo cáo kết quả trước ngày 30/4.

Đối với dự án xây dựng bệnh viện cho người có thu nhập cao và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại xã Tiền Phong, Sở TNMT và Sở Kế hoạch Đầu tư căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao để thực hiện thủ tục chấm dứt việc thu hồi đất, chấm dứt thực hiện dự án trước ngày 30/4.

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội giao Sở TNMT chủ trì, rà soát tham mưu thành phố xem xét tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án Khu đô thị mới CEO Mê Linh sau khi dự án được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa và dự án trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (báo cáo UBND TP trước ngày 1/4).

Đối với các dự án còn lại, thành phố giao các Sở: TNMT, QHKT, KHĐT, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND huyện Mê Linh tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính (rõ thời hạn, kết quả thực hiện), tạo điều kiện để chủ đầu tư tự khắc phục, khẩn trương thực hiện dự án, đưa đất vào sử dụng, xử lý dứt điểm, báo cáo kết quả trước ngày 30/6/2023.

UBND huyện Mê Linh được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với sở, ngành để kiểm tra, rà soát; kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý cụ thể đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế và xây dựng.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Ngành bất động sản 2023: Đi qua giông bão

2022 là một năm đặc biệt khó khăn với thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở Việt Nam, đặc biệt là từ tháng 6.2022 khi các kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp BĐS đều bị thắt chặt đáng kể. Cổ phiếu BĐS giảm mạnh hơn 50%, kém khả quan hơn cả mức giảm 24% của VNIndex.