Xã hội

Hà Nội thu ngân sách Nhà nước vượt 310.000 tỷ đồng sau 4 tháng đầu năm

Tóm tắt:
  • Thu ngân sách Nhà nước Hà Nội 4 tháng đầu năm đạt 310.200 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,8%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,8%.
  • Hà Nội thu hút 1,48 tỷ USD vốn FDI, tăng 31% so với cùng kỳ; doanh nghiệp mới giảm về số lượng và vốn đăng ký.
  • Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 303.500 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ.
  • Du lịch đón 2,54 triệu lượt khách, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20,72 tỷ USD, nhập siêu 7,98 tỷ USD.

Thu ngân sách hơn 310.000 tỷ đồng

Kết quả thu ngân sách Nhà nước tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Hà Nội 4 tháng đầu năm, với tổng thu ước thực hiện 310.200 tỷ đồng, bằng 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng năm nay, thu nội địa tại thành phố ước đạt 297.900 tỷ đồng, bằng 62,9% dự toán và tăng 59,9% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô ước đạt 1.100 tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán và bằng 68,5% cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 11.200 tỷ đồng, bằng 40,9% dự toán và tăng 52,4% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương 4 tháng ước thực hiện 35.000 tỷ đồng, bằng 21,1% dự toán năm và tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 11.700 tỷ đồng, bằng 13,4% dự toán và tăng 4,5% so với cùng kỳ; chi thường xuyên ước thực hiện 23.300 tỷ đồng, bằng 32,9% dự toán và tăng 38,8% so với cùng kỳ.

IIP ước tăng 4,8%

Số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp tại thành phố vẫn duy trì xu hướng tăng trong 4 tháng đầu năm nay. Cụ thể, tính riêng tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của thành phố ước tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. 

Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP ước tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 5%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 3,8%; khai khoáng giảm 9,2%. 

IIP 4 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm 2024. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê Hà Nội).

Số doanh nghiệp rời bỏ thị trường tiếp tục tăng mạnh

4 tháng năm nay, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 9.400 doanh nghiệp với tổng vốn đạt 74.700 tỷ đồng, giảm 2,7% về số lượng doanh nghiệp và giảm 22,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, toàn thành phố có 4.800 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 5,5%.

Ở chiều ngược lại, Hà Nội ghi nhận 16.800 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 18,8% và 1.900 doanh nghiệp giải thể, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2025. (Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Nội).

Thu hút gần 1,5 tỷ USD vốn FDI

Tháng 4 vừa qua, Hà Nội đã thu hút 64,1 triệu USD vốn FDI. Trong đó, có 33 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 11,8 triệu USD; 11 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với 32,5 triệu USD; có 23 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 19,8 triệu USD. 

Luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 4, thành phố đã thu hút 1,48 tỷ USD vốn FDI, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có 114 dự án đăng ký cấp mới với số vốn đạt 41 triệu USD; 45 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với tổng vốn 1,2 tỷ USD; 111 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đạt 241 triệu USD. 

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 300.000 tỷ đồng

Chi cục Thống kê Hà Nội đánh giá trong tháng vừa qua, thành phố đã thực hiện tốt công tác bình ổn giá, tăng cường kết nối hàng hoá và kích cầu tiêu dùng trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 76.800 tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 303.500 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 194.400 tỷ đồng, tăng 13%; doanh thu lưu trú, ăn uống đạt 40.100 tỷ đồng, tăng 17,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 22,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 58.800 tỷ đồng, tăng 10,7%.

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê Hà Nội).

Du lịch đón hơn 2,5 triệu lượt khách

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, Hà Nội là một trong những địa phương thu hút lượng khách du lịch lớn nhất cả nước, với 875.200 lượt khách, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 4 tháng năm nay, Hà Nội đã đón 2,54 triệu lượt khách du lịch, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,85 triệu lượt, tăng 21,3%; khách nội địa đạt 687.000 lượt, tăng 20,8%.

Khách du lịch đến Hà Nội trong 4 tháng đầu năm. (Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Nội).

Cán cân thương mại duy trì nhập siêu

Về hoạt động xuất nhập khẩu, Chi cục Thống kê Hà Nội cho biết tổng kim ngạch trong 4 tháng ước tính đạt 20,72 tỷ USD, tăng 14,29% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 6,37 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 14,35 tỷ USD, tăng 14,6%. Cán cân thương mại nhập siêu 7,98 tỷ USD.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 4 tháng đầu năm. (Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Nội).

CPI tăng 2,89%, với 8 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng

Theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Hà Nội chỉ tăng nhẹ 0,15% so với tháng trước và tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng năm nay, CPI tăng 2,89% so với cùng kỳ, với 8/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

CPI bình quân 4 tháng đầu năm. (Nguồn: AM tổng hợp từ Chi cục Thống kê Hà Nội).

Tổng vốn tín dụng huy động đạt trên 6 triệu tỷ đồng

Đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng tại thành phố, Chi cục Thống kê Hà Nội cho biết ước đến cuối tháng 4, tổng nguồn vốn huy động đạt 6,16 triệu tỷ đồng, tăng 0,55% so với tháng trước. Trong đó, tiền gửi đạt 5.43 triệu tỷ đồng, tăng 0,62%; phát hành giấy tờ có giá đạt 730.000 tỷ đồng, tăng 0,01%.

Tổng dư nợ tín dụng trên trên toàn thành phố tính đến cuối tháng 4 ước đạt 4,75 triệu tỷ đồng, tăng 1,05% so với tháng trước. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2 triệu tỷ đồng, tăng 1,73%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2,75 triệu tỷ đồng, tăng 0,56%. Tính đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,79% trong tổng dư nợ.

Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong 4 tháng đầu năm. (Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Nội).

Tình hình giải ngân tại một số công trình trọng điểm

Thông tin về một số công trình trọng điểm trên địa bàn, Chi cục Thống kê Hà Nội cho biết, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, đã giải ngân 15,6% kế hoạch vốn; dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) đã giải ngân 51,1% kế hoạch vốn; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đã giải ngân 18% kế hoạch vốn; dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hoà Bình đã giải ngân 26,9% kế hoạch vốn.

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

BIDV Next Gen Future Leader – Bệ phóng vững chắc cho thế hệ kế nghiệp tương lai

Với mục tiêu đồng hành và phát triển thế hệ kế nghiệp cho các khách hàng sở hữu khối tài sản lớn, BIDV ra mắt chương trình "Next Gen Future Leader" cung cấp các kiến thức quản trị tài sản, kinh doanh, nền tảng tư duy lãnh đạo hiện đại, kỹ năng quản lý hiệu quả và mạng lưới kết nối vững chắc dành cho thế hệ kế tiếp.

Novaland chi nghìn tỷ mua khu du lịch dù đang nợ đầm đìa

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.

Ngã ngửa với "sữa cỏ": Quảng cáo rất bốc, chất lượng tù mù

Bằng những lời quảng cáo “nổ” về công dụng thần thánh như giúp trẻ tăng cân thần tốc, phát triển chiều cao sau 3-6 tháng… ma trận “sữa cỏ” đang âm thầm bủa vây người tiêu dùng Việt. Các loại sữa này thâm nhập sâu vào hệ thống đại lý và phủ khắp các kênh bán hàng online khiến người tiêu dùng rối bời.