Chứng khoán

Góc nhìn chuyên gia: Nỗi sợ không thể cắt lỗ kéo theo xu hướng ‘xóa app chứng khoán’

 BTV Tài Phan và Nhà sáng lập FinPeace trong chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital. (Ảnh chụp màn hình). 

Mới đây nhất Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect phát hành báo cáo cho biết số doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý II hiện chiếm khoảng 16,1% tổng vốn hóa thị trường. Các doanh nghiệp này có mức lợi nhuận tăng khoảng 20% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng thông tin về kết quả kinh doanh của nhiều công ty khá khả quan nhưng chưa biến động vào giá cổ phiếu nhiều. Từ đó, nhà đầu tư nên nhìn nhận những báo cáo kết quả kinh doanh chỉ phản ánh thực tế các doanh nghiệp đang hoạt động ra sao.

Tại chương trình “Khớp lệnh” của VTV Digital, ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà sáng lập FiinPeace cho rằng trong bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư cần có một trading plan – còn gọi là kế hoạch giao dịch cho bản thân.

Có những nhà đầu tư đi vay tiền để giao dịch, đến một lúc nào đó cổ phiếu giảm quá sâu và họ lập tức rơi vào trạng thái sợ không dám cắt lỗ (cutloss). Nỗi sợ này sẽ dẫn đến một xu hướng trong trading online mang tên “xóa app”. Đây một xu hướng rất tệ bởi vì thực chất nhà đầu tư chỉ đang trốn tránh hiện thực. Việc tắt app đi không có nghĩa là chứng khoán sẽ không xuống.

“Nếu như không kiên trì chăm sóc khoản đầu tư của mình thì các bạn sẽ rất khó thành công sau này”, chuyên gia này khẳng định.

Chia sẻ về nhóm chứng khoán, ông Tuấn Anh cho rằng khi nguồn lực tài chính của một công ty chứng khoán lớn thì khả năng cho vay margin của họ sẽ giãn nở theo thị trường rất nhanh.

Đối với các công ty sản xuất không thể sử dụng vốn nhanh như các công ty chứng khoán được bởi các công ty lĩnh vực tài chính tiền sẽ vào thanh khoản ngay lập tức. Việc các công ty chứng khoán tăng vốn rất mạnh trong gần đây khiến cho chuyên gia thấy rằng khả năng hấp thụ vốn và tăng trưởng trong vòng 1 đến 2 năm tới là một thử thách cực kỳ lớn.

Đặc thù của ngành chứng khoán thì chỉ có khoảng 10 công ty hàng đầu thật sự hoạt động trong thị trường. Vì vậy rất hiếm những doanh nghiệp ngoài top 10 không thật sự đang hoạt động thế nên nhà đầu tư không nên để ý đến các công ty này mặc dù mức P/B của cổ phiếu đang ở mức rất thấp.

Nhắc đến chỉ số P/B, những nhà đầu tư lựa chọn chỉ số này để định giá thường khá cẩn trọng khi thị trường đi xuống cố gắng bắt giảm giá để thu lời trong tương lai.

“Khi đầu tư bất kỳ vào một cổ phiếu nào, nhà đầu tư rằng không nên chỉ nhìn đến một vài chỉ số mà phải thực sự biết được liệu công ty ấy có thực sự hoạt động hay không. Mỗi công ty chứng khoán có những mảng hoạt động và có những lợi thế cạnh tranh khác nhau vì vậy nhà đầu tư nên nhìn bao quát trước khi đưa ra quyết định xuống tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Nhà sáng lập FinPeace. (Ảnh chụp màn hình). 

Chia sẻ về cách thức giao dịch trong các bối cảnh cụ thể, nhà sáng lập FinPeace cho rằng thị trường chứng khoán thường sẽ chia thành 2 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất khi dòng tiền vào rất nhiều và thị trường biến động rất mạnh, nhà đầu tư lúc này sử dụng những chỉ báo kỹ thuật sẽ rất tốt. Ngược lại ở dạng thị trường có xu hướng đi ngang thì phải sử dụng các chỉ báo khác để định giá. Vì vậy một lời khuyên nữa mà chuyên gia dành cho các nhà đầu tư nên xác định thị trường gì để sử dụng công cụ hợp lý.

Ở thị trường đi ngang, nhà đầu tư nên sử dụng các chỉ báo ngắn, chỉ báo nhanh phát hiện kịp thời ví dụ như chỉ báo momentum để đo lường tốc độ thay đổi của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong câu chuyện so sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, ông Tuấn Anh cho rằng khi thị trường thanh khoản thấp thì phân tích kỹ thuật sẽ không hiệu quả so với cơ bản. Thế nhưng trong trường hợp ngược lại khi thị trường có mức thanh khoản rất cao thì phân tích kỹ thuật sẽ chiếm lợi thế bởi khả năng định giá chính xác hơn.

“Đây được ”, nhà sáng lập của FinPeace khẳng định.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm