HAGL Agrico (HNG) vừa có giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Theo Công ty, từ ngày 31/3/2022 cổ phiếu HNG bị đưa vào diện cảnh báo, do LNST chưa phân phối tại ngày 30/6/2022 là -4.097 tỷ đồng.
Trong đó, kết thúc nửa đầu năm nay, Công ty tiếp tục báo lỗ 670 tỷ đồng, gồm 260 tỷ đồng lỗ thuần về hoạt động SXKD. Nguyên nhân theo HAGL Agrico như sau:
+ Tình trạng thiếu hụt lao động tại Lào dẫn đến lượng thu hoạch giảm;
+ Giá mua phân bón tăng 150%, vật tư nông nghiệp và bao bì đóng gói tăng 50% so với năm 2021;
+ Về vận chuyển: tình trạng thiếu hụt container lạnh và chi phí vận chuyển vẫn tăng cao so với năm 2021, cụ thể là chi phí vận chuyển đường bộ tăng 42% (từ 19 triệu đồng/con't - 27 triệu đồng/Con't) và chi phí vận chuyển đường biển tăng 212% (từ 785 USD/Con't - 2.450 USD/Con't) so với năm 2021;
+ Tại ngày 30/6/2022, tỷ giá đồng LAK tại Lào so với đồng USD mất giá 34% và so với VND giảm 42% so với năm 2021, vì vậy Công ty đã hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá 397 tỷ đồng.
HAGL Agrico cũng lên biện pháp và lộ trình khắc phục chứng khoán bị cảnh báo. Cụ thể, lộ trình cho năm 2022-2023, Công ty sẽ cải tạo, nâng cấp các vườn cây ăn trái phù hợp, tiếp tục chuyển đổi các vườn cây ăn trái và cao su không hiệu quả sang trồng chuối, dứa, xoài và chăn nuôi bò.
Bên cạnh đó, HAGL Agrico sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, giao thông), các công trình trên đất xưởng (xưởng đóng gói, tổng kho, nhà ở công nhân, văn phòng và nhà ở cán bộ công nhân viên); máy móc thiệt bị cơ giới hóa, đầu tư chuồng trại, chăn nuôi bò, sản xuất phân hữu cơ.
Ngoài ra, Công ty sẽ triển khai nghiệp vụ chuyển đổi đồng tiền hạch toán từ đồng LAK sang USD tại các công ty con của HAGL Agrico tại Lào, qua đó khắc phục rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí tài chính ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty.
Đáng chú ý, HAGL Agrico cho biết Công ty sẽ tiếp tục làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ giữa các bên và nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án tại Lào và Campuchia, để triển khai pháp lý đầu tư dự án và huy động nguồn vốn để có dòng tiền đầu tư.
Theo kế hoạch kinh doanh công bố tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2022, HAGL Agrico kỳ vọng doanh thu thuần đạt 1.731 tỷ - tăng 44% so với năm 2021. Dù vậy, Công ty dự tính tiếp tục thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng, bao gồm:
(i) lỗ 150 tỷ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm nay, HAGL Agrico đặt mục tiêu đạt sản lượng trái cây 122.808 tấn, trong đó chuối chiếm 119.012 tấn, dứa chiếm 3.796 tấn, mủ cao su 10.768 tấn.
(ii) ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước với 2.563 tỷ đồng. Cụ thể cho 8.426ha cao su, 1.449ha cọ dầu, 609ha thanh long và 2.517ha cây ăn trái khác.
Ước tính, lỗ lũy kế của HAGL Agrico đến năm 2023 (bao gồm 1.600 tỷ đồng chuyển đổi vườn cây cho sang năm) sẽ vào khoảng 7.773 tỷ. Trừ đi thặng dư vốn cổ phần là 1.170 tỷ, tương ứng thua lỗ thực tế dự khoảng 6.600 tỷ.
Năm 2022 theo chủ tịch HAGL Agrico Trần Bá Dương nhận định thậm chí còn khó khăn hơn năm 2021 khi tình hình giá nguyên vật liệu, phân bón, chi phí vận chuyển tăng cao. Chưa kể, khó khăn này dự kiến kéo dài đến năm 2023.
"Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch năm 2022, cố gắng có lợi ích trong sản xuất kinh doanh…. Chắc chắn sau khi chúng ta giải quyết dứt điểm các vấn đề đang bị treo thì năm 2024 sẽ có được lợi nhuận tương đối khả quan hơn", ông Dương gửi gắm.
HAGL Agrico (HNG) vừa có giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Theo Công ty, từ ngày 31/3/2022 cổ phiếu HNG bị đưa vào diện cảnh báo, do LNST chưa phân phối tại ngày 30/6/2022 là -4.097 tỷ đồng.
Trong đó, kết thúc nửa đầu năm nay, Công ty tiếp tục báo lỗ 670 tỷ đồng, gồm 260 tỷ đồng lỗ thuần về hoạt động SXKD. Nguyên nhân theo HAGL Agrico như sau:
+ Tình trạng thiếu hụt lao động tại Lào dẫn đến lượng thu hoạch giảm;
+ Giá mua phân bón tăng 150%, vật tư nông nghiệp và bao bì đóng gói tăng 50% so với năm 2021;
+ Về vận chuyển: tình trạng thiếu hụt container lạnh và chi phí vận chuyển vẫn tăng cao so với năm 2021, cụ thể là chi phí vận chuyển đường bộ tăng 42% (từ 19 triệu đồng/con't - 27 triệu đồng/Con't) và chi phí vận chuyển đường biển tăng 212% (từ 785 USD/Con't - 2.450 USD/Con't) so với năm 2021;
+ Tại ngày 30/6/2022, tỷ giá đồng LAK tại Lào so với đồng USD mất giá 34% và so với VND giảm 42% so với năm 2021, vì vậy Công ty đã hạch toán lỗ chênh lệch tỷ giá 397 tỷ đồng.
HAGL Agrico cũng lên biện pháp và lộ trình khắc phục chứng khoán bị cảnh báo. Cụ thể, lộ trình cho năm 2022-2023, Công ty sẽ cải tạo, nâng cấp các vườn cây ăn trái phù hợp, tiếp tục chuyển đổi các vườn cây ăn trái và cao su không hiệu quả sang trồng chuối, dứa, xoài và chăn nuôi bò.
Bên cạnh đó, HAGL Agrico sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, giao thông), các công trình trên đất xưởng (xưởng đóng gói, tổng kho, nhà ở công nhân, văn phòng và nhà ở cán bộ công nhân viên); máy móc thiệt bị cơ giới hóa, đầu tư chuồng trại, chăn nuôi bò, sản xuất phân hữu cơ.
Ngoài ra, Công ty sẽ triển khai nghiệp vụ chuyển đổi đồng tiền hạch toán từ đồng LAK sang USD tại các công ty con của HAGL Agrico tại Lào, qua đó khắc phục rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí tài chính ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty.
Đáng chú ý, HAGL Agrico cho biết Công ty sẽ tiếp tục làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ giữa các bên và nhận lại chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án tại Lào và Campuchia, để triển khai pháp lý đầu tư dự án và huy động nguồn vốn để có dòng tiền đầu tư.
Theo kế hoạch kinh doanh công bố tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2022, HAGL Agrico kỳ vọng doanh thu thuần đạt 1.731 tỷ - tăng 44% so với năm 2021. Dù vậy, Công ty dự tính tiếp tục thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng, bao gồm:
(i) lỗ 150 tỷ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm nay, HAGL Agrico đặt mục tiêu đạt sản lượng trái cây 122.808 tấn, trong đó chuối chiếm 119.012 tấn, dứa chiếm 3.796 tấn, mủ cao su 10.768 tấn.
(ii) ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước với 2.563 tỷ đồng. Cụ thể cho 8.426ha cao su, 1.449ha cọ dầu, 609ha thanh long và 2.517ha cây ăn trái khác.
Ước tính, lỗ lũy kế của HAGL Agrico đến năm 2023 (bao gồm 1.600 tỷ đồng chuyển đổi vườn cây cho sang năm) sẽ vào khoảng 7.773 tỷ. Trừ đi thặng dư vốn cổ phần là 1.170 tỷ, tương ứng thua lỗ thực tế dự khoảng 6.600 tỷ.
Năm 2022 theo chủ tịch HAGL Agrico Trần Bá Dương nhận định thậm chí còn khó khăn hơn năm 2021 khi tình hình giá nguyên vật liệu, phân bón, chi phí vận chuyển tăng cao. Chưa kể, khó khăn này dự kiến kéo dài đến năm 2023.
"Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch năm 2022, cố gắng có lợi ích trong sản xuất kinh doanh…. Chắc chắn sau khi chúng ta giải quyết dứt điểm các vấn đề đang bị treo thì năm 2024 sẽ có được lợi nhuận tương đối khả quan hơn", ông Dương gửi gắm.