Xã hội

Giải cứu nam sinh bị công an rởm "bắt giam online", ép bố mẹ chuyển 1 tỷ đồng

Tóm tắt:
  • Nam sinh Hà Nội bị nhóm giả danh công an, viện kiểm sát lừa "bắt giam online" và đòi tiền gia đình 1 tỷ đồng.
  • Sinh viên K. bị ép di chuyển đến nhà nghỉ, bị giám sát qua zoom và bị thao túng tâm lý liên tục.
  • Nhóm lừa gửi thông báo giả trúng tuyển du học, yêu cầu gia đình chuyển 350 triệu đồng làm chứng minh tài chính.
  • Gia đình nghi ngờ lừa đảo khi kiểm tra trường, bị các đối tượng ép nói dối vay nợ và tiếp tục chuyển thêm 600 triệu đồng.
  • Công an Hà Nội giải cứu nam sinh, phát hiện hành vi giả danh qua zoom và ngăn chặn việc đòi thêm tiền 400 triệu đồng.

Ngày 4/5, Công an phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận được trình báo của gia đình ông H.M. (trú tại địa bàn) về việc con trai ông là sinh viên đại học ra khỏi nhà hơn một ngày, nghi ngờ bị nhóm chủ nợ bắt cóc, đòi tiền. Ông M. đã chuyển 600 triệu đồng, tuy nhiên, các đối tượng tiếp tục đòi 400 triệu đồng.

Ngay khi tiếp nhận tin báo, Công an phường Thanh Xuân Bắc phối hợp Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội khẩn trương áp dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, truy tìm nam sinh viên, làm rõ vụ việc.

Đến đầu giờ chiều cùng ngày, sau khoảng 5 giờ tích cực truy vết, triển khai các mũi tìm kiếm, lực lượng công an phát hiện và tìm thấy nam sinh đang ở trong căn phòng tại một nhà nghỉ trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung.

Giải cứu nam sinh bị công an rởm 'bắt giam online', ép bố mẹ chuyển 1 tỷ đồng- Ảnh 1.

Công an phường Thanh Xuân Bắc làm việc với bị hại.

Thời điểm lực lượng công an phát hiện, nam sinh, đang bật phòng zoom trên máy tính xách tay và điện thoại. Khi thấy lực lượng công an, các đối tượng trong phòng zoom thoát ngay ra khỏi phòng họp, tắt ứng dụng. Lúc này, nam sinh viên mới biết mình đang bị nhóm đối tượng giả danh công an, viện kiểm sát thao túng, lừa đảo khống chế qua mạng.

Tại cơ quan công an, nam sinh viên tên K. cho biết, tối 2/5, K. nhận được một cuộc điện thoại lạ của nam giới giới thiệu là Công an TP Đà Nẵng và cho biết K. liên quan một vụ rửa tiền hơn 21,6 tỷ đồng.

Đối tượng hướng dẫn K. đăng nhập vào ứng dụng zoom để gặp và trao đổi làm rõ một số thông tin với cán bộ viện kiểm sát, công an. Các đối tượng thông báo K. bị “bắt giam online” và yêu cầu anh di chuyển đến một nhà nghỉ, tuyệt đối giữ bí mật với gia đình người thân. Do lo sợ, hoảng loạn, K. làm theo lời của các đối tượng, mang theo máy tính và điện thoại rời nhà, đến ở tại một nhà nghỉ.

Tại đây, các đối tượng liên tục “giám sát”, đe dọa thao túng tâm lý anh K. thông qua ứng dụng zoom 24/24h khiến anh K. thật sự tin là mình bị bắt giữ online để điều tra. Nhóm này gửi cho nam sinh một bản thông báo trúng tuyển chương trình du học ở nước ngoài và yêu cầu nam sinh gửi cho gia đình để bố mẹ chuyển khoản 350 triệu đồng nhằm “chứng minh tài chính” để đi du học.

K. làm theo lời các đối tượng gửi thông tin cho bố đẻ để chuyển tiền. Nghi ngờ dấu hiệu lừa đảo, ông M. đến trường đại học nơi con mình đang theo học để tìm hiểu thông tin và được biết không có chương trình du học nào như vậy.

Thấy con có dấu hiệu bất thường, ông M. liên tục liên lạc bằng cuộc gọi với con trai nhưng bất thành… K. chỉ liên hệ với ông M. qua tin nhắn. Khi được bố mẹ cho biết việc không có chương trình du học, nam sinh tiếp tục bị các đối tượng xúi giục nói dối rằng đang nợ tiền đánh bạc trên mạng và bị chủ nợ bắt cóc đòi nợ, yêu cầu gia đình phải trả tiền nếu không sẽ bị đưa sang Campuchia. Lo sợ cho an toàn của con trai, ông M. chuyển 350 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng yêu cầu K. tiếp tục thúc giục gia đình chuyển 250 triệu đồng tiền lãi của số nợ. Tổng số tiền gia đình chuyển cho K. để nam sinh chuyển cho các đối tượng lừa đảo là 600 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng đòi thêm 400 triệu đồng. Những cán bộ công an, viện kiểm sát rởm qua ứng dụng zoom ép em K. tự cào mặt mình, chụp ảnh, giả bị thương để bố mẹ tin tưởng tiếp tục chuyển tiền.

Khi đang chờ gia đình chuyển tiền, K. được lực lượng Công an Hà Nội đến “giải cứu” khỏi bẫy lừa.

Các tin khác

Khi các hãng hàng không bán ‘hàng xén’ thu tiền tỷ

Bán vé máy bay kèm sớ cúng, đồ lễ; bán trà sữa; bán đá lạnh… là những món hàng tưởng chỉ có tại các chợ truyền thống, nhưng nay được nhiều hãng hàng không thực hiện. Điều đáng nói, doanh thu từ “tiệm tạp hóa trên mây” không nhỏ chút nào.

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

The Aspira – Khởi nguồn năng lượng sống giữa tâm mạch thành phố trẻ Dĩ An

Trong bối cảnh Bình Dương, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu sáp nhập trở thành siêu đô thị và làn sóng thế hệ trẻ đang định hình diện mạo mới cho thị trường bất động sản, The Aspira ra đời mang theo tuyên ngôn sống năng lượng, là mảnh ghép hoàn hảo giữa vùng kinh tế giàu sức bật và sôi động sức trẻ tại Dĩ An, Bình Dương.

iPhone 16e liên tục giảm giá

Giá iPhone 16e tiếp tục giảm thêm 300.000-500.000 đồng, lần đầu xuống dưới 16 triệu đồng sau hai tháng bán ra, nhưng vẫn kén khách so với iPhone 15.

Thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý điện tại 18 tỉnh thành phía Nam

Nhằm đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung ứng điện không bị gián đoạn khi chính quyền cấp huyện kết thúc hoạt động, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa quyết định thí điểm giải thể 18 điện lực quận/huyện, đồng thời thành lập 18 Đội quản lý Điện lực trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố trên địa bàn quản lý.

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Tinh gọn bộ máy, chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy các động lực mới để đạt tăng trưởng cao hơn trung bình ngành. Các doanh nghiệp có vốn của SCIC đứng trước một năm 2025 bận rộn.