Doanh nghiệp

Gia đình Chủ tịch DIC Corp bị bán giải chấp vốn

Tóm tắt:
  • Gia đình Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp 32,01 triệu cổ phiếu DIG trong tháng 4.
  • Thị trường chứng khoán tuần qua có xu hướng tích cực, khối ngoại mua ròng tổng cộng 4,92 triệu đơn vị.
  • DIC Corp dự kiến chào bán 150 triệu cổ phiếu để huy động 1.800 tỷ đồng trong quý III-IV.
  • Vietbank đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm gần 3.780 tỷ đồng qua hai đợt phát hành cổ phiếu.
  • Nhiều dự án huy động vốn và kế hoạch mở rộng đã được các công ty chuẩn bị trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.

Tuần qua, VN-Index tăng 10,11 điểm lên 1.229,23 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HoSE đạt 970 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân ở mức 21.922,4 tỷ đồng/phiên. HNX-Index giảm 1,38 điểm về mức 211,72 điểm.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 9,65 triệu đơn vị, giá trị mua ròng hơn 565 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,85 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 12 tỷ đồng.

Trên thị trường Upcom, khối ngoại bán ròng 2,88 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 102 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 21 - 25/4 trên toàn thị trường, khối ngoại đã mua ròng 4,92 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng hơn 450 tỷ đồng.

Liên tiếp bị bán giải chấp

Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - mã chứng khoán: DIG) - vừa bị bán giải chấp 4.747.300 cổ phiếu DIG, giảm sở hữu về 9,89% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện trong hai ngày 22 và 23/4.

Gia đình Chủ tịch DIC Corp bị bán giải chấp vốn ảnh 1

Gia đình ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp tổng cộng 32.009.880 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,25% vốn điều lệ tại DIC Corp.

Ngoài ra, bà Lê Thị Hà Thành - mẹ ông Cường bị bán giải chấp 1.944.300 cổ phiếu DIG, giảm sở hữu về 2,56% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện ngày 22 và 23/4. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp và là em gái ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp 2.825.400 cổ phiếu DIG, giảm sở hữu về 2,24% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện ngày 22 và 23/4.

Trong hai ngày 22 và 23/4, Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp và người nhà đã bị bán giải chấp 9.517.000 cổ phiếu DIG. Trước đó, trong hai ngày 10/4 và 11/4, gia đình ông Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp tổng cộng 22.492.880 cổ phiếu DIG.

Như vậy, trong hai đợt giải chấp liên tiếp cùng trong tháng 4, gia đình Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường bị bán giải chấp tổng cộng 32.009.880 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,25% vốn điều lệ tại DIC Corp.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Nguyễn Hùng Cường cam kết trong thời gian tới, gia đình ông tiếp tục gắn bó và gia tăng tỷ lệ sở hữu tại DIC Corp, đảm bảo vẫn đi cùng các cổ đông để phát triển Công ty theo đúng các cam kết đã đặt ra.

Ngoài ra, về kế hoạch huy động vốn, DIC Corp vừa thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 24,596%, tương ứng chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, huy động 1.800 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý III đến quý IV năm nay.

Mục đích huy động vốn, DIC Corp dùng 600 tỷ đồng thanh toán mua lại trái phiếu mã DIG12301, 600 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 3, còn lại 600 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh.

Vietbank tăng vốn

Ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - mã chứng khoán: VBB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2025. Năm nay, Vietbank đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2025 đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tổng huy động bao gồm giấy tờ có giá đạt 132.000 tỷ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ đạt 112.000 tỷ đồng, tăng 20%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5%. Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với kết quả thực hiện 2024.

Gia đình Chủ tịch DIC Corp bị bán giải chấp vốn ảnh 2

Năm 2025, Vietbank dự kiến tăng thêm 3.780 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Trong năm qua, Vietbank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 4.777 tỷ đồng lên 7.139 tỷ đồng. Năm 2024, Vietbank đạt hơn 1.131 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Sau khi trừ thuế và trích lập các quỹ, cộng với lợi nhuận còn lại các năm trước, ngân hàng này còn gần 824 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối dùng để tăng vốn điều lệ.

Năm nay, Vietbank dự kiến tăng thêm 3.780 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Đợt 1, Vietbank dự kiến phát hành hơn 107 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phần phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý II đến quý III. Tổng mệnh giá phát hành 1.071 tỷ đồng, vốn điều lệ của Vietbank sau đợt 1 sẽ tăng lên 8.210 tỷ đồng.

Ở đợt 2, Vietbank dự kiến phát hành thêm gần 271 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Với giá phát hành 10.000/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu phát hành đợt 2 hơn 2.709 tỷ đồng. Số cổ phần phát hành trong đợt này cũng không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý III đến quý IV.

Nếu phát hành thành công cả 2 đợt, vốn điều lệ của Vietbank có thể tăng từ 7.139 tỷ đồng lên gần 10.920 tỷ đồng. Toàn bộ vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sử dụng cho đầu tư tài sản cố định, hệ thống công nghệ thông tin, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động, bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, sinh lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo Vietbank, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022, 2023 và phương án cơ cấu lại hoạt động gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, Vietbank đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động, các chỉ số tài chính và quản trị điều hành để thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, năm 2024 do bối cảnh thị trường và môi trường kinh tế chưa thuận lợi. Thị trường chứng khoán đang chịu tác động từ lạm phát, chính sách lãi suất và diễn biến kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, làm gia tăng rủi ro khi niêm yết. Do đó, Vietbank sẽ cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp hơn, có thể vào năm 2025 hoặc 2026 để niêm yết cổ phiếu trên HoSE, nhằm đảm bảo mức định giá cổ phiếu tối ưu khi lên sàn.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Đừng mắc 2 sai lầm nguy hại về nguồn nước khi pha sữa cho con

Pha sữa cho trẻ nhỏ tưởng chừng là việc đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu cha mẹ mắc phải những sai lầm trong việc dùng nước pha sữa. Dưới đây là 2 sai lầm phổ biến thường gặp và giải pháp giúp cha mẹ an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Hà Nội: Kỳ lạ khu đô thị nghìn tỷ nhiều năm "án binh bất động", UBND Hoài Đức yêu cầu Công ty Lũng Lô 5 phải báo cáo trước ngày 6/5/2025

Khu đô thị Nam 32 của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm Chủ đầu tư sau nhiều năm chậm trễ do nợ thuế, chậm giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể xây dựng. Người dân nhiều lần gửi đơn khiếu kiện nhưng vẫn chưa có chuyển biến. Vì thế, UBND huyện Hoài Đức vừa có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư phải khẩn trương thực hiện dự án.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Giải nghĩa những tên xã mới, địa danh có từ xưa ở Quảng Trị

Các xã mới ở H.Triệu Phong (Quảng Trị), ngoài tên gọi Triệu Phong vốn là tên của đơn vị cấp huyện hiện nay, những tên xã Ái Tử, Triệu Bình, Triệu Cơ, Nam Cửa Việt… đều có những ý nghĩa nhất định và đã từng xuất hiện trong lịch sử.

Ngày ấy - bây giờ của những bệnh viện Sài Gòn hơn 100 tuổi

Trải hơn một thế kỷ giữa lòng Sài Gòn, có những bệnh viện từng bị trưng dụng làm nơi đóng quân, đồn công an thời chính quyền ngụy, có nơi khởi thủy là ngôi chùa bốc thuốc miễn phí hoặc một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á.

Hoàng tử giàu nhất thế giới hiện có bao nhiêu tiền, đầu tư vào đâu?

Hoàng tử Alwaleed Bin Talal Al Saud đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes năm 2025 với khối tài sản trị giá 16,5 tỷ USD, trở thành người giàu nhất thế giới Ả Rập. Nhưng điều khiến ông được chú ý hơn cả không chỉ là số tiền sở hữu, mà là cách ông đầu tư: đa ngành, chiến lược và không ngừng mở rộng.