Thời sự

Giá dầu tăng, rủi ro liên quan đến Trung Quốc, nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ tác động ra sao đến Việt Nam?

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chỉ ra những rủi ro với triển vọng kinh tế Việt Nam. 

Về nguy cơ giá dầu tăng vượt 150 USD/thùng, theo khối phân tích, nguyên nhân có thể bởi Nga ngưng/giảm mạnh xuất khẩu dầu thô để đáp trả lại hành động áp giá trần đối với giá dầu thô của.

Theo dự báo của JPMorgan, Nga cắt giảm 3 triệu thùng/ngày sẽ khiến giá dầu tăng lên 190 USD/thùng. Cắt giảm 5 triệu thùng/ngày sẽ khiến giá dầu tăng lên 380 USD/thùng. VDSC cho rằng kịch bản này sẽ tác động tiêu cực đến cả triển vọng lạm phát và tăng trưởng. Mức độ tác động sẽ tùy thuộc vào thời gian giá dầu tăng vọt qua ngưỡng này.

Rủi ro thứ hai là việc phong tỏa quy mô lớn và kéo dài tại Trung Quốc nếu dịch bệnh lây lan trên diện rộng, số ca tử vong tăng nhanh.

Hiện độ phủ vắc xin của Trung Quốc là 89,7%, ngoài ra 61% người trên 80 tuổi hoàn thành hai mũi tiêm; và 56% dân số đã tiêm mũi 3. VDSC cho rằng xác suất thấp xảy ra phong tỏa kéo dài nhưng phong tỏa cục bộ trong thời gian ngắn hoàn toàn có thể xảy ra.

Các chuyên gia tại đây dự báo việc phong tỏa cục bộ sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc như giai đoạn quý II vừa qua. Do đây là rủi ro lặp lại nên ảnh hưởng trực tiếp lên Việt Nam sẽ không nghiêm trọng. 

Trong trường hợp suy thoái kinh tế toàn cầu do nền kinh tế tăng trưởng âm nhưng lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, báo cáo dẫn lại dự báo từ Goldman Sachs cho hay,  rủi ro nền kinh tế Mỹ, Châu Âu và Anh rơi vào suy thoái năm 2023 lần lượt là 30%, 40% và 45%, nhưng mức độ sẽ không nghiêm trọng.

Rủi ro này mang đến thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam. Thuận lợi là áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ giảm cả trong và ngoài nước. Thách thức là sự suy giảm trong trụ cột tăng trưởng sản xuất công nghiệp sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế.

Về nguy cơ đình lạm kinh tế do sức khỏe nền kinh tế đi xuống, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, VDSC cho rằng xác suất xảy ra thấp. Kịch bản này có tác động tiêu cực tương tự như kịch bản giá dầu tăng vượt ngưỡng 150 USD/thùng.

 

Về dự báo chung cho nền kinh tế, khôi phân tích cho hay đng lực tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần nếu không xét đến yếu tố mức nền thấp của cùng kỳ. Tuy nhiên, lạm phát trong tầm kiểm soát là yếu tố giúp cân bằng lại bức tranh vĩ mô trong thời gian tới.

Ngoài ra, áp lực từ bên ngoài có vẻ đã không còn mạnh và nhiều bất ngờ như giai đoạn đầu năm, nhưng những rủi ro về các cú sốc nguồn cung hàng hóa vẫn chưa hoàn toàn biến mất.

VDSC cũng nhận định các tấm đệm để ứng phó với rủi ro bên ngoài đang yếu dần, do đó, áp lực nếu mạnh hơn sẽ khiến cho việc duy trì ổn định các cân đối vĩ mô khó khăn hơn.

Lãi suất trong nền kinh tế đã tăng ở trên thị trường 1 ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Lãi suất trên thị trường 2 sẽ có độ trễ và mức tăng bình quân có thể thấp hơn so với mức tăng đã diễn ra trên thị trường 1. VDSC dự báo lãi suất điều hành có thể được điều chỉnh tăng vào đầu năm sau với mức tăng 50 điểm cơ bản.

Kỳ vọng về việc tăng tốc trong đầu tư công vẫn duy trì, đồng thời, tác động từ đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế thường có độ trễ. Vì vậy, các chuyên gia tại đây cho rằng đầu tư công là kỳ vọng cho bức tranh dài hạn hơn là ngắn hạn. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm