Sống

Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm 2025

Tóm tắt:
  • Bệnh nhân tử vong do sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường, biến chứng nặng phải lọc máu và ECMO.
  • Đây là ca tử vong do sởi người lớn đầu tiên năm 2025 tại Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
  • Viện tiếp nhận 10-20 ca sởi người lớn mỗi ngày, nhiều trường hợp nặng do chưa tiêm phòng hoặc không tiêm nhắc.
  • Sởi nguy hiểm với người lớn, đặc biệt nhóm có bệnh nền, cần tiêm nhắc vaccine MMR nếu chưa rõ lịch sử tiêm.
  • Cả nước ghi nhận hơn 54.000 ca sởi đầu tháng 4/2025, dịch chưa dừng dù có xu hướng giảm.

Ngày 10/4, Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thông tin, ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu và chạy tim phổi nhân tạo (ECMO). Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đã không qua khỏi.

Khu vực điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) (Nguồn ảnh: T.G/Vietnam+)

Khu vực điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) (Nguồn ảnh: T.G/Vietnam+)

Hiện mỗi ngày Viện Y học Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 10 đến 20 bệnh nhân người lớn mắc bệnh sởi với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan... Phần lớn đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại.

Các trường hợp mắc sởi thường từ 30 đến 50 tuổi và chủ quan không nghĩ là bản thân mắc sởi nên khi vào viện thì bệnh đã nặng.

Các chuyên gia phân tích sởi không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm.

Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR).

Vaccine sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, đến đầu tháng 4/2025 cả nước đã ghi nhận hơn 54.000 ca mắc. Trước đó, Bộ Y tế dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng bởi sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

"Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất"

Tại Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, TS. Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam - cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải thấu hiểu môi trường quốc tế. Bây giờ môi trường này thay đổi chóng mặt, chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế...".

Tại sao tăng mỡ máu?

Ngoài chế ăn uống không lành mạnh, các yếu tố như ít vận động và một số bệnh lý cũng có thể làm tăng chất béo trung tính (triglyceride) trong máu.