Kỹ năng sống

Gen Z chuộng lối sống "hết mình nhưng tài chính vững bền"

Sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ (từ năm 1997 đến 2012), Gen Z hình thành những thói quen và cách tiếp cận thông tin khác biệt, nhất là trong quản lý tài chính cá nhân.

Nguyễn Minh Anh 24 tuổi, sống TP HCM, chia sẻ rằng cuộc sống chỉ có một lần, vì vậy cô muốn tập trung vào việc tận hưởng mà không bị ràng buộc bởi những lo toan về tiền bạc. Minh Anh không ngần ngại chi tiêu cho các hoạt động du lịch và trải nghiệm mới, miễn là chúng mang lại niềm hứng thú cho cô.

"Tôi thường xuyên du lịch, tham gia các sự kiện âm nhạc. Đó là cách đầu tư vào bản thân và những trải nghiệm đáng giá, thay vì lo lắng quá nhiều về tiết kiệm", Minh Anh nói.

Người trẻ ưu tiên các trải nghiệm cuộc sống. Ảnh: Pexels

Người trẻ ưu tiên các trải nghiệm cuộc sống. Ảnh: Pexels

Minh Anh không phải là trường hợp cá biệt trong lối suy nghĩ này. Nghiên cứu của McKinsey năm 2023 chỉ ra rằng 52% du khách Gen Z có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệm độc đáo thay vì mua sắm vật dụng. Sự thay đổi này cho thấy họ chú trọng đến phát triển bản thân, phiêu lưu, các hoạt động văn hóa sâu sắc hơn so với việc tiêu dùng truyền thống.

Theo chuyên gia tài chính cá nhân Trần Nguyên Đán, việc đầu tư vào trải nghiệm bản thân có thể mang lại sự thoải mái trong ngắn hạn, nhưng nếu không có sự cân đối hợp lý giữa tiêu dùng và tiết kiệm, người trẻ dễ gặp khó khăn tài chính trong tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động biến động và áp lực tài chính tăng cao, một kế hoạch tài chính vững chắc là điều cần thiết.

Về mặt lợi ích, lối sống này khuyến khích người trẻ sống tích cực và chủ động tìm kiếm trải nghiệm mới, giúp họ trở nên năng động, sáng tạo và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Những trải nghiệm đa dạng có thể là nguồn cảm hứng lớn trong công việc và cuộc sống, giúp phát triển toàn diện hơn.

Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, người trẻ dễ dàng rơi vào vòng xoáy tiêu tiền không kiểm soát. Vì không có kế hoạch tài chính rõ ràng, họ sẽ việc chi tiêu quá mức cho những trải nghiệm ngay lập tức, dẫn đến thiếu hụt chi phí cho các nhu cầu thiết yếu trong tương lai như mua nhà, đầu tư hoặc chăm sóc sức khỏe.

Người trẻ dùng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng khi thanh toán hóa đơn. Ảnh: Pexels

Người trẻ dùng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng khi thanh toán hóa đơn. Ảnh: Pexels

Chi tiêu hay tích lũy?

Để sống theo tinh thần Yolo (You only live once - bạn chỉ sống một lần trong đời) mà vẫn đảm bảo ổn định về tài chính, chuyên gia nhấn mạnh việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bạn nên chia thu nhập hàng tháng thành các phần rõ ràng, bao gồm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, chi tiêu cho trải nghiệm và tiết kiệm cho tương lai. Một phương pháp phổ biến là quy tắc 50-30-20: 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho trải nghiệm và 20% cho tiết kiệm và đầu tư.

Ngoài ra, việc tăng cường trao dồi kiến thức tài chính cũng là một giải pháp cần thiết. Bạn có thể chọn các khóa học kỹ năng, tham gia vào những dự án cộng đồng hoặc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm để bảo vệ tài chính trong tương lai. Các chương trình giáo dục nên bao gồm các nội dung về quản lý tiền bạc, tiết kiệm và đầu tư để trang bị cho giới trẻ những kỹ năng cần thiết khi bước vào cuộc sống độc lập.

Để giúp nhiều người có cái nhìn tổng quan hơn, Sun Life Việt Nam mang đến công cụ phân chia chi tiêu hàng tháng. Người dùng chỉ cần nhập tổng thu nhập, các khoản chi cố định và linh hoạt, công cụ sẽ phác họa đồ thị chi tiêu. Sau đó, đưa ra lời khuyên và đề xuất các mẹo phù hợp cho từng mẫu đồ thị. Người tham gia còn được gợi ý thêm về những sản phẩm tiết kiệm và đầu tư phù hợp với số dư hàng tháng.

Người dùng có thể tham khảo các công cụ quản lý tài chính cá nhân, lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Ảnh: Chụp màn hình

Người dùng có thể tham khảo các công cụ quản lý tài chính cá nhân, lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Ảnh: Chụp màn hình

"Việc có một quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp luôn là điều cần thiết. Một số hoạt động giải trí hay trải nghiệm không cần phải quá tốn kém, và bạn có thể tìm cách trải nghiệm mà không ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính dài hạn", chuyên gia nói.

Như vậy, để cân bằng giữa mong muốn trải nghiệm và kế hoạch tương lai, Gen Z cần lưu ý đến việc lập kế hoạch tài chính, có những hạng mục ưu tiên để tránh niềm vui ngắn hạn ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm