Nguy cơ gia tăng tội phạm tài chính tại Việt Nam
Ngày 12/10, Diễn đàn cấp cao về Chuyển đổi số Ngân hàng Smart Banking 2022 đã được tổ chức nhằm thảo luận thực trạng và giải pháp cho vấn đề liên quan tới tội phạm tài chính. Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thời gian qua, mặc dù đã có những kết quả bước đầu khả quan trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số, ngành ngân hàng vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Đặc biệt, xu hướng tội phạm công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi đang ngày một gia tăng trên toàn cầu, đặt ra mối lo ngại về vấn đề an ninh mạng, an toàn thông tin cho các ngân hàng.
Với bài trình bày "Sức mạnh công nghệ trong phòng chống tội phạm tài chính thời đại số", ông Vũ Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn Khối Tài chính - Ngân hàng, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) phân tích ngành Ngân hàng Việt Nam đang có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, điều này cũng tạo cơ hội cho vấn đề gian lận tài chính, tội phạm tấn công phát triển, trong khi lớp bảo mật của các ngân hàng còn mỏng, khó chống đỡ trước rủi ro. Năm 2022, nước ta đứng thứ 2 châu Á về số lượng mã độc tống tiền, tăng 200% so với năm 2020 và đứng đầu về các nghi ngờ tội phạm sử dụng CMT/CCCD giả để xác thực, chiếm tới 12.9% trên toàn cầu.
Sát cánh cùng doanh nghiệp Tài chính - Ngân hàng gần ba thập kỷ, FPT IS đã đào sâu, phân tích và thấu hiểu những "nỗi đau" mà doanh nghiệp gặp phải. Để "nhổ tận gốc" vấn đề này, công nghệ là lời giải giúp phát hiện các phương thức gian lận tinh vi, ngăn chặn từ các dấu hiệu sớm nhất của tội phạm tài chính. Cùng sự am hiểu công nghệ và đội ngũ chuyên gia cấp cao, FPT IS đang tiên phong trong các giải pháp về phòng chống gian lận và rửa tiền - vấn đề "đau đầu" trong các giao dịch tài chính hiện nay. Theo chuyên gia FPT IS, các đơn vị không thể ứng dụng các giải pháp riêng lẻ, mà cần xây dựng bức tranh tổng thể về quy trình, con người, hệ thống công nghệ; tạo ra "lá chắn" vững chắc và nhiều lớp, bảo vệ doanh nghiệp trước mọi sự xâm nhập trái phép.
Công nghệ số giải bài toán phòng chống rửa tiền và gian lận tài chính
Trong vấn đề phòng chống rửa tiền và phòng chống gian lận (AML&Fraud), FPT IS đã nghiên cứu, phát triển và cung cấp hàng loạt giải pháp số giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tăng cường khả năng phòng thủ. FPT IS đã kết hợp cùng các hãng công nghệ hàng đầu thế giới về các giải pháp AML&Fraud như Oracle, GBG...đồng thời là đơn vị đi đầu trong phát triển các giải pháp eKYC, xác thực số, chống giả mạo căn cước công dân và các giải pháp vượt trội về an toàn bảo mật.
Đối với vấn đề xác thực số, FPT IS phát triển và cung cấp nhiều giải pháp tối ưu trong đó có Nền tảng số hóa quy trình đăng ký tài khoản và dịch vụ - FPT Digital Onboarding và Giải pháp chống giả mạo xác thực số - FPT.IDCheck. FPT Digital Onboarding là sự kết hợp giữa eKYC và các giải pháp xác thực, kiểm tra chéo thông tin được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại (AI, BPM, Open APIs,…). FPT Digital Onboarding giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí bằng cách xử lý tự động nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán, đăng ký thẻ tín dụng,…trên các kênh giao dịch.
Cùng với đó, FPT.IDCheck là giải pháp là sự kết hợp giữa dịch vụ xác thực thẻ CCCD gắn Chip và Công nghệ AI chống giả mạo xác thực đạt tiêu chuẩn Quốc tế (ISO-30107) do FPT IS nghiên cứu, phát triển trên nền tảng ứng dụng xác thực thẻ CCCD gắn Chip của Bộ Công an. FPT.IDCheck giúp doanh nghiệp tháo gỡ toàn diện những rủi ro về giả mạo xác thực trong giao dịch, tiết kiệm lượng lớn chi phí nhân sự và thời gian xử lý giao dịch, tăng khả năng tự động hóa và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Ngoài FPT Digital Onboarding và FPT.IDCheck, hệ sinh thái giải pháp bảo mật Made by FIS với các sản phẩm: Dịch vụ kiểm tra và đánh giá ATTT – FPT.EagleEye Pentest, Dịch vụ tư vấn và đánh giá cấp chứng chỉ PCI DSS, Nền tảng điều hành an ninh mạng tập trung FPT.EagleEye mSOC,...đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng và giải quyết các toàn diện các bài toán bảo mật, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tội phạm rửa tiền và xác thực.
Trong thời gian tới, với sự cộng hưởng từ Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia với mục tiêu, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của Chính Phủ, việc ứng dụng các giải pháp trong vấn đề phòng chống tội phạm tài chính sẽ được thúc đẩy, giúp các ngân hàng giữ vững vị thế trên thị trường, gia tăng uy tín với khách hàng cũng như xây dựng ngành ngân hàng/nền tài chính vững mạnh cho Việt Nam.