Đóng cửa, VN-Index tăng 16,18 điểm (1,56%) lên 1.050,99 điểm, HNX-Index tăng 1,31 điểm (0,59%) lên 224,74 điểm, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 78,97 điểm.
VN-Index đóng cửa ở ngưỡng 1.050,99 điểm, tăng 16,18 điểm, tương ứng 1,56% với thanh khoản thấp hơn phiên giao dịch hôm trước. Sau pha giao dịch giằng co vào phiên sáng và đầu giờ chiều thì sau 14h VN-Index có tín hiệu hồi phục mạnh dần về cuối phiên đóng cửa xanh hơn 16 điểm.
Nỗ lực phục hồi đến từ nhóm cổ phiếu trụ, trong đó tập trung ở các mã ngân hàng quốc doanh như VCB, BID, CTG,....hay HPG. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về số mã xanh khi chiếm hơn 50% tổng số mã trên thị trường.
Phiên nay được tính là phiên thứ hai sau phiên nỗ lực hồi phục đầu tiên vào hôm qua. Tuy nhiên điểm trừ vẫn là về mặt thanh khoản giao dịch còn khá khiêm tốn.
Tính đến 13h30, VN-Index giảm 1,09 điểm (0,11%) xuống 1.033,72 điểm, VN30-Index giảm 3,25 điểm (0,31%) xuống 1.031,68 điểm.
Các chỉ số chính tiếp tục diễn biến thận trọng trong phiên giao dịch chiều nay. Theo quan sát, xu hướng chính của VN-Index vẫn là giằng co quanh vùng giá tham chiếu.
Chiều nay, các cổ phiếu được mua vào trong phiên đầu tuần khi VN-Index có thời điểm thủng mốc 1.000 điểm về tài khoản của nhà đầu tư nhưng nhìn chung chưa gây áp lực lớn, thể hiện ở việc VN-Index duy trì biến động trong biên độ hẹp.
Một số nhóm cổ phiếu ghi nhận tín hiệu khởi sắc hơn như hóa chất, ngân hàng, thực phẩm, thép, chứng khoán, bán lẻ,... trong khi sắc đỏ vẫn làm khó xu hướng hồi phục của các ngành xây dựng & vật liệu, bất động sản, du lịch & giải trí,...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,47 điểm (0,05%) về 1.034,34 điểm, HNX-Index tăng 0,32 điểm (0,14%) lên 223,75 điểm, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (0,01%) xuống 78,93 điểm.
Thị trường không giữ được sắc xanh về cuối phiên sáng khi lực bán chiếm ưu thế. Nhóm bất động sản tiếp tục là tác nhân chính gây giảm điểm với VIC, NVL, VHM diễn biến kém sắc. Riêng 3 mã này đã lấy đi hơn 3,5 điểm của VN-Index.
Diễn biến thận trọng khiến đa phần các bluechip chỉ tăng trên dưới 1%, điển hình như TCB, VCB, GVR, BVH, VNM, MBB, hay ngược lại là FPT, PDR, SSI, PLX, VPB với biên độ giảm cũng quanh ngưỡng 1%, trong khi POW và MWG đứng tham chiếu.
Về thanh khoản, NĐT nước ngoài đang tiếp tục mua ròng gần 200 tỷ đồng và nay là phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp. Hiên tại thanh khoản thị trường cơ sở vẫn khá thấp, với giá trị giao dịch hơn 4.000 tỷ đồng trên HOSE tính đến hết phiên sáng. Trong khi đó, dòng tiền ở bên phái sinh ở ngưỡng trung bình, chỉ số phái sinh đang tăng/giảm ở biên độ hẹp dưới ngưỡng tham chiếu.
Tính đến 11h00, VN-Index tăng 3,29 điểm (0,32%) lên 1.038,1 điểm, VN30-Index tăng 2,19 điểm (0,21%) đạt 1.037,12 điểm.
VN-Index lấy lại sắc xanh vào giữa phiên sáng, tuy nhiên thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp cho thấy dòng tiền diễn biến thận trọng.
Tính đến 9h25, VN-Index giảm 1,69 điểm (0,16%) đạt 1.033,12 điểm, HNX-Index tăng 1,37 điểm (0,61%) lên 224,79 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,5%) đạt 79,34 điểm.
Trái với diến biến hồi phục trong phiên trước đó, VN-Index mở cửa xanh nhẹ nhưng lực bán nhanh chóng trở lại và chi phối thị trường.
Theo quan sát, áp lực cung chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn khi VN30-Index có mức giảm tuyệt đối gấp đôi VN-Index. Những cổ phiếu đang chuyển động kém sắc trong rổ VN30 có thể kể đến như bộ đôi VIC, VHM, cùng với NVL, MSN, VCB, GAS,...
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 12/10 đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi nhà đầu tư đón nhận chỉ số giá sản xuất (PPI) cao hơn dự kiến và chờ đợi chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống còn gần 29.211 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,33% và đóng cửa ở 3.577 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm gần 0,1% và kết phiên ở 10.417 điểm.