Tài chính

EU tìm cách né các lệnh trừng phạt để mua khí đốt từ Nga

Động thái này diễn ra sau khi Các công ty châu Âu đã vật lộn trong nhiều tuần để tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu về năng lượng của mình trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của EU dường như phản tác dụng.

Trong hướng dẫn mới về thanh toán khí đốt, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng các công ty nên coi nghĩa vụ của mình đã hoàn thành sau khi thanh toán bằng đồng euro hoặc USD theo các hợp đồng hiện có. Hướng dẫn này không ngăn cản các công ty mở tài khoản tại Gazprombank - ngân hàng quốc doanh của Nga theo yêu cầu của phía Moscow.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu không cho biết việc sở hữu tài khoản bằng đồng rúp được đề cập trong sắc lệnh của Nga có phù hợp với các quy định của EU hay không. Trước đây, giới chức EU từng cho rằng việc mở một tài khoản như vậy sẽ vi phạm các biện pháp trừng phạt.

Động thái này của Liên minh châu Âu diễn ra trong bối cảnh trong nhiều tuần qua, các nước thành viên EU đang chật vật tìm nguồn cung khí đốt thay thế từ Nga. Hiện thời hạn thanh toán khí đốt của nhiều công ty rơi vào cuối tháng này và nếu họ không thanh toán bằng đồng rúp như yêu cầu của Nga, dòng khí đốt có thể bị cắt giống như Ba Lan và Bulgaria.

Trong bối cảnh này, đã có những sự chia rẽ trong việc thực hiện thanh toán khí đốt bằng đồng rúp theo yêu cầu của Nga giữa các nước thành viên EU.

Tại cuộc họp mới đây, Đức, Hungary, Italy và Pháp tán thành kế hoạch của EC. Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu sẽ có thể thanh toán khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.Chúng tôi cần những quyết định mạnh mẽ và ngay lập tức vì lợi ích của tất cả các công dân châu Âu”.

Trong khi đó, Ba Lan và một số nước khác bày tỏ sự bối rối khi cho rằng những hướng dẫn của Ủy ban châu Âu không có sự rõ ràng về mặt pháp lý về cách mở tài khoản bằng đồng rúp.

Trước đó, vào đầu tháng này, Nga cho biết các khoản thanh toán bằng ngoại tệ sẽ được đổi sang đồng rúp thông qua tài khoản với trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia của Nga. Ngoài ra, Gazprom cung cấp cho người mua đảm bảo rằng ngân hàng trung ương sẽ không tham gia vào quá trình chuyển đổi này. Động thái của Nga diễn ra sau khi phương Tây và nhiều nền kinh tế phát triển khác thực hiện những lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm nhằm cô lập Nga. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của các quốc gia này đã "gậy ông đập lưng ông" khi khiến giá năng lượng và giá hàng hóa quốc tế tăng mạnh. Trong khi đó, doanh thu của Nga vẫn tăng đều dù việc xuất khẩu năng lượng của nước này giảm đáng kể./.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm