Nằm ven biển phía Nam Trung Bộ, Bình Thuận là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội của khu vực với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Địa phương này sở hữu đường bờ biển dài 192 km cùng các bãi biển đẹp, nhiều hòn đảo hoang sơ, di tích lịch sử... Các chuyên gia đánh giá, lợi thế trên kết hợp cùng sự đồng bộ hạ tầng, giao thông là cơ hội để tỉnh phát triển ngành du lịch và bất động sản.
Đòn bẩy từ du lịch
Trong Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận là một trong những địa bàn trọng điểm. Năm 2023, địa phương được lựa chọn tổ chức Năm du lịch quốc gia với hàng loạt sự kiện và hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao... chương trình mang kỳ vọng tạo cú hích cho du lịch tỉnh.
Theo đề án tổ chức, Năm du lịch quốc gia 2023 dự kiến khai mạc vào tháng 3/2023. Sự kiện bao gồm chuỗi hoạt động kéo dài cả năm nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc con người, đất nước Việt Nam và vùng đất Bình Thuận đến với du khách.
Tỉnh Bình Thuận chủ trì 31 hoạt động gồm các lễ hội ẩm thực, trại hè, tuần lễ văn hóa đường phố, liên hoan các ban nhạc quốc tế, giải golf vô địch quốc gia, giải sailing và sup, đua xe đạp, rowing và canoeing... Dự kiến, sự kiện sẽ thu hút lượng khách trong và ngoài nước đến Bình Thuận tăng 2-3 lần so với năm nay.
Theo thống kế, lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, Bình Thuận đón lượng khách ước đạt 4,5 triệu lượt. Trong đó, lượng khách quốc tế đang tăng trưởng mạnh trở lại. Doanh thu toàn ngành ước đạt 10.626 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Địa phương kỳ vọng, với hiệu ứng tích cực từ Năm du lịch quốc gia 2023, Bình Thuận có cơ hội hoàn thành mục tiêu đón 8,9 triệu lượt du khách đến năm 2025, phấn đấu 30 triệu lượt cho tới năm 2030.
Chuyên gia dự báo, sự phục hồi, đổi mới và phát triển ngành du lịch là cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng Bình Thuận. Đi cùng du lịch, động lực thị trường còn nằm ở hạ tầng kết nối ngày càng đồng bộ. Đơn cử như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay Phan Thiết dự kiến về đích giai đoạn 2022-2023 hay hưởng lợi từ sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Lợi thế của Apec Mandala Wyndham Mũi Né
Trong bối cảnh bất động sản nghỉ dưỡng trở thành phân khúc tiềm năng tại thị trường Bình Thuận, Tập đoàn Apec phát triển dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né, quy mô 4,5 ha, cung cấp thị trường 2.962 căn hộ biển.
Điểm nhấn dự án nằm ở vị trí tọa lạc trên đường tỉnh 716 - là đường bờ biển đẹp tại Mũi Né, thuận tiện kết nối tới Phan Thiết, TP HCM hay các điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Thuận. Ngoài ra, tổ hợp căn hộ này được trang bị chuỗi tiện ích dịch vụ cao cấp.
Hiện chủ đầu tư Tập đoàn Apec giới thiệu chính sách chiết khấu lên đến 34,25%, ân hạn nợ gốc 50% trong ba năm cho khách hàng mua quỹ căn hộ cuối cùng tại dự án. Đối với dòng sản phẩm shophouse, người mua sẽ được áp dụng chương trình cam kết thuê lại trong hai năm đầu, cam kết chi trả 20% mỗi hai năm trên giá trị căn hộ.
Đại diện Apec cho biết, các căn shophouse nằm trong hệ sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi cao cấp Apec Mandala Wyndham Mũi Né, đáp ứng các nhu cầu tư lưu trú, giải trí, mua sắm, ẩm thực, spa...
"Nhờ vào sức bật du lịch Bình Thuận, loại hình shophouse, condotel mang kỳ vọng tối đa hóa trải nghiệm trong một điểm đến, kéo dài thời gian lưu trú và thu hút lượng khách quay lại, là cơ hội tốt để khai thác kinh doanh, thu về lợi nhuận", đại diện chủ đầu tư nhấn mạnh.