Kinh doanh

Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

Tóm tắt:
  • Dự án đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc được phê duyệt với tổng đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.
  • Tuyến đường dài khoảng 32,3 km, bắt đầu từ Cồn Thoi, Kim Sơn và kết thúc tại nút giao Đồng Giao, huyện Hòa Bình.
  • Mục tiêu dự án là kết nối các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
  • Dự án chia thành hai đoạn: một đoạn thông thường 26,3 km và một đoạn qua khu đông dân cư 2,5 km.
  • Thời gian thực hiện dự án từ 2025 đến 2028, với quyết tâm phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh Ninh Bình.

Tuyến đường sẽ có tổng chiều dài khoảng 32,3 km, bắt đầu từ xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn (giao với tuyến đường bộ ven biển), đi qua các huyện Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), và kết thúc tại nút giao Đồng Giao - điểm nối với đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình.

 Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm ảnh 1
Thành phố Tam Điệp sẽ là điểm cuối của dự án đường kết nối liên vùng. Ảnh: T.B.

Dự án hướng đến mục tiêu kết nối các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia, như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; quốc lộ 1, quốc lộ 12B, quốc lộ 45, quốc lộ 10; đường ven biển qua các tỉnh đồng bằng duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; đường Hồ Chí Minh kết nối vùng Tây Bắc.

Qua đó, công trình sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển liên kết vùng kinh tế giữa miền xuôi và miền ngược, mở rộng không gian phát triển cho các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình và các khu vực lân cận.

Dự án chia thành hai loại hình đầu tư. Đoạn thông thường (26,3 km): Xây dựng tuyến đường trục chính rộng 37 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, và dải đất dự trữ giữa rộng 15 m (mặt bằng giải phóng trung bình 50 m). Đoạn qua khu đông dân cư (2,5 km): Quy mô lớn hơn với mặt đường B = 61 m, có đường gom hai bên, dải đất dự trữ giữa vẫn giữ ở mức 15 m. Giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh B = 70 m để thuận tiện cho mở rộng trong tương lai.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 6.940 tỷ đồng, được huy động từ ngân sách tỉnh Ninh Bình, phân bổ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 030. Thời gian thực hiện dự án: từ năm 2025 đến 2028. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư.

Trước đó, dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất tại tỉnh là tuyến đường Đông - Tây Ninh Bình với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Việc triển khai tuyến đường liên vùng mới này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc bứt phá hạ tầng giao thông, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế vùng.

Minh Đức

Các tin khác

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

"Khó xảy ra việc doanh nghiệp FDI thoái lui do thuế quan của Mỹ"

Theo ông Lê Khánh Lâm, Phó Tổng Giám đốc – Điều hành Dịch vụ Thuế & Tư vấn Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam, các doanh nghiệp FDI có thể chần chừ việc mở rộng thị trường tại Việt Nam nhưng sẽ khó xảy ra việc thu hẹp hoặc dịch chuyển dòng vốn.