Sau giai đoạn giảm mạnh kéo dài nhiều tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có định giá trở nên hấp dẫn hơn. Tại Talkshow Phố Tài Chính trên VTV8, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, CTCP Chứng khoán VNDIRECT đã chia sẻ quan điểm về thị trường cũng như cơ hội đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
BTV Mùi Khánh Ly: Tăng trưởng quý III/2022 của các doanh nghiệp không được như dự báo, bà đánh giá như thế nào về điều này?
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, CTCP Chứng khoán VNDIRECT: Theo Tổng cục Thống kê, 85% doanh nghiệp khá tích cực về triển vọng kinh doanh của quý III/2022, trong khi chỉ có 15% cảm thấy lo ngại. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay khi doanh nghiệp đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh, đa phần là kết quả quả kinh doanh phù hợp với bối cảnh hiện tại và rất ít nhóm ngành hay doanh nghiệp nào ghi nhận mức tăng trưởng vượt so với kỳ vọng. Lý giải điều đó thì ngoài những yếu tố tích cực như là tiêu dùng phục hồi hay giá hàng hóa, nguyên vật liệu bắt đầu giảm, thì có những yếu tố không mấy tích cực đã dần tác động lên các doanh nghiệp trong quý III/2022 này.
Thứ nhất là nhu cầu của thế giới đã có xu hướng giảm rõ ràng, lượng đơn đặt hàng từ các thị trường lớn truyền thống của chúng ta như Mỹ và châu Âu đã sụt giảm rất mạnh từ tháng 7, tháng 8. Điểm thứ hai là các doanh nghiệp bắt đầu chịu áp lực kép giữa bởi tỷ giá và lãi suất đều có xu hướng tăng mạnh hơn từ thời điểm quý III.
Theo bà, hoạt động kinh doanh những nhóm ngành nào bị ảnh hưởng nhất?
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, một số ngành đã ghi nhận sự giảm tốc tăng trưởng trong quý III. Nổi bật bật nhất là những nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu như là gỗ, dệt may. Nhóm ngành nữa là điện. Mặc dù là sản lượng tiêu thụ điện có xu hướng tăng tích cực khoảng tầm 10% trong cả quý III. Tuy nhiên một số doanh nghiệp họ ghi nhận lỗ do tỷ giá cũng như lỗ do lãi suất. Các doanh nghiệp điện dựa trên những con số đã công bố thì đã rơi vào mức trung bình khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp bất động sản, khu công nghiệp hầu hết đều ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh về mặt lợi nhuận. Chủ yếu các doanh nghiệp này gặp phải vấn đề về một số dự án mới, chậm đưa vào hoạt động hoặc là không đủ thủ tục pháp lý để có thể ghi nhận về mặt doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy nhóm bất động sản, khu công nghiệp thì lợi nhuận trung bình giảm khoảng là 30%, thậm chí một số doanh nghiệp ghi nhận mức giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Theo bà, những dấu hiệu suy giảm này liệu sẽ kéo dài hay không?
Hiện nay, trên thế giới yếu tố lo ngại nhất là những dấu hiệu báo hiệu sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang đến gần và dần rõ nét hơn. Ít nhất là trong 2, 3 quý tới, hầu hết các tổ chức kinh tế lớn đều đưa ra những dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ và khu vực châu Âu đều sụt giảm khá mạnh trong năm 2023. Trong khi ở khu vực châu Á thì Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận đà tăng trưởng thấp hơn so với nhóm các nước kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Như vậy, bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như là những thị trường, những đối tác lớn của Việt Nam đang ghi nhận sự sụt giảm thì sẽ ảnh hưởng đến những nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam. Tôi cho rằng việc này sẽ kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm nữa. Mặt khác, lãi suất và đồng USD có xu hướng tăng gây áp lực lên những doanh nghiệp nào có tỷ lệ đòn bẩy lớn cũng như có sử dụng vốn vay USD nhiều.
Còn những nhóm ngành nào vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tốt?
Thời điểm hiện nay chỉ có nhóm ngành ngân hàng đang có mức tăng trưởng khá là tích cực và vượt hơn so với kỳ vọng. Do hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận cái thiết lập dự phòng giảm trong cuối này. Các các nhóm ngành như bán lẻ hay ô tô, hàng không đều có mức tăng trưởng tốt và phù hợp với kỳ vọng.
Vừa rồi chúng ta đã phân tích về tình hình kinh doanh các nhóm ngành, còn về thị trường chung sẽ đi theo hướng nào trong thời gian tới?
Nếu nhìn ngắn hơn từ đây đến cuối năm thì thị trường chứng khoán khó có sự bùng nổ về thanh khoản và cũng khá ít những tín hiệu tích cực hoặc những thông điệp, thông tin tích cực để hỗ trợ cho đà tăng mạnh của thị trường. Cũng sẽ khá khó để nói thị trường chứng khoán đã qua thời điểm khó khăn nhất hay chưa.
Tuy nhiên, muốn xác định là thị trường đã qua thời điểm khó khăn hay chưa thì nên đi tìm câu hỏi là vì sao, những điều gì làm cho nhà đầu tư ảnh hưởng đến tâm lý ở thời điểm hiện nay.
Tôi cho rằng có hai yếu tố. Một là yếu tố về lãi suất thường sẽ gây nên tâm lý tiêu cực cho cho nhà đầu tư ở hầu hết tất cả các thị trường. Chẳng hạn như hiện nay lãi suất tiết kiệm đã có có xu hướng là tiệm cận mức 8%, thậm chí có một số ngân hàng đã mức lãi suất này lên gần 9%, làm cho kênh đầu tư chứng khoán dường như trở nên là không hấp dẫn bằng.
Và yếu tố thứ hai liên quan đến một số vi phạm gần đây của các các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và tôi cho rằng những động thái gần đây của của các cơ quan quản lý, thể hiện một nỗ lực lực và quyết tâm tâm của Chính phủ nhằm tăng cường sự minh bạch của thị trường và giúp cho thị trường Việt Nam có thể tự tin bước ra một sân chơi lớn hơn, nhóm các thị trường mới nổi MSCI.
Hai yếu tố này nó sẽ tác động lên thị trường trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì đầu tư vẫn là đi tìm kiếm sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận. Khi các doanh nghiệp niêm yết vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt thì nhà đầu tư có thể đánh giá lại và yếu tố mà lãi suất tăng không còn tác động nhiều lên đến thị trường nữa.
Chúng tôi hay sử dụng chỉ số định mức sinh lời của thị trường (chỉ số đảo ngược số P/E). Hiện nay, định mức sinh lời của thị trường chứng khoán Việt Nam cộng với cả cổ tức của chúng ta thì đâu đó chỉ ở mức là 10%. Nếu mà so với lãi suất tiết kiệm 12 tháng của các ngân hàng thương mại thì có vẻ như thị trường chứng khoán không hấp dẫn tại thời điểm hiện nay. Nhưng nhìn sang năm 2023 thì cùng với đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết như chúng tôi dự báo vào khoảng 15% cho đến 17%, lúc đấy định mức sinh lời của thị trường sẽ tăng lên khoảng là 14%-15%. So với suất lãi suất tiết kiệm thì thị trường chứng khoán lại trở nên hấp dẫn. Có nghĩa là nhìn về lâu dài thì những yếu tố đang đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư sẽ phai dần nhạt đi và thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục đi lên trong bối cảnh nền kinh tế vẫn có sự ổn định và Việt Nam vẫn là một điểm sáng, thu hút nguồn vốn cả FDI lẫn FII từ nước ngoài.
Như vậy liệu thị trường còn chứng kiến những sóng ngành như giai đoạn trước nữa không?
Theo quan điểm của tôi, trong bối cảnh thanh khoản thấp từ đây đến cuối năm, khó có hiện tượng cả ngành cùng tăng giá. Tuy nhiên, lúc nào chung thị trường cũng sẽ có những câu chuyện riêng lẻ và ngay cả trong mỗi nhóm ngành cũng sẽ có những câu chuyện riêng.
Vậy theo bà, nhà đầu tư nên lựa chọn theo nhóm ngành hay lựa chọn cổ phiếu như thế nào cho hiệu quả?
Tôi chia đầu tư là làm hai trường phái là đầu tư cơ bản và đầu tư tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng. Ở thời điểm hiện nay tôi cho rằng khá thuận lợi đối với các nhà đầu tư cơ bản để tìm kiếm cơ hội tích lũy những doanh nghiệp đầu ngành có sức khỏe tài chính lành mạnh có mô hình kinh doanh bền vững. Rõ ràng với mức định giá hiện tại thì các doanh nghiệp này có vẻ rẻ so với trung bình định giá trong 3 năm vừa qua. Còn đối với những nhà đầu tư tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng thì tôi nghĩ sẽ khó hơn. Sóng ngành sẽ không rõ nét ở thời điểm hiện nay và thậm chí nhìn sang 2023 sẽ tập trung ở một số nhóm ngành nhỏ hoặc những câu chuyện cổ phiếu riêng lẻ.
Nếu có thể chọn ra một vài nhóm ngành mà có câu chuyện tăng trưởng rõ nét từ đây đến cuối năm và nhìn sang cả năm 2023 có lẽ tôi chọn nhóm đầu tư công. Bởi với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thì đầu tư công sẽ là tâm điểm để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và những doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ chuỗi giá trị của đầu tư công sẽ là những doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn. Ngoài ra, những nhóm ngành nguyên vật liệu liên quan đến lương thực hoặc năng lượng vẫn sẽ duy trì một mức giá khá cao trong trong năm 2023.
Và cuối cùng cùng, tôi cho rằng, cho dù là các nhà đầu tư đầu tư theo trường phái nào cũng phải tôn trọng kỷ luật đầu tư. Chúng ta đầu tư vì lý do gì thì khi yếu tố đấy nó không tồn tại nữa thì chúng ta phải lập tức thoát khỏi khoản đầu tư đấy, phải hạ tỷ lệ sử dụng đòn bẩy đến một cái mức an toàn.