Tài chính

Điều "kỳ lạ" ở thủ đô của Na Uy

TIN MỚI

Đây là một trong những kết quả từ việc thực hiện chính sách mang tên Ngân sách Khí hậu mà Oslo đi tiên phong từ năm 2017.

Theo đó, các mục tiêu môi trường được đưa vào kế hoạch tài chính hằng năm, giúp các cơ quan chức năng đo đếm, theo dõi mức độ giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực theo chu kỳ ngân sách. Xây dựng, giao thông và đốt rác thải - thường chiếm khoảng 90% tổng lượng phát thải của thành phố - là những lĩnh vực ưu tiên.

Oslo đặt mục tiêu tạo ra những công trường xây dựng không phát thải đầu tiên của thế giới. Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo trong ngành xây dựng, như chỉ sử dụng máy xúc và thiết bị chạy bằng điện, cải tạo máy xúc chạy dầu diesel sang dùng động cơ điện và pin, sử dụng thiết bị xây dựng hạng nặng chạy bằng điện và áp dụng công nghệ không phát thải.

Ngân sách Khí hậu là sáng kiến đầu tiên trên thế giới theo mô hình này và được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền thành phố giải quyết bài toán phát thải đô thị, để có thể đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2030.

Xe chạy bằng nhiên liệu từ rác

Trong lĩnh vực giao thông công cộng, Oslo đi đầu trong áp dụng các giải pháp xanh, ưu tiên người đi bộ, người đi xe đạp, và đẩy mạnh việc chuyển đổi năng lượng đối với các phương tiện giao thông công cộng, tập trung chủ yếu vào xe điện (EV).

Hệ thống phương tiện giao thông công cộng của thành phố, gồm tàu điện, phà và xe buýt, hiện gần như hoàn toàn chạy bằng điện và mục tiêu là đến năm 2030, 100% phương tiện giao thông vận tải công cộng sẽ sử dụng năng lượng tái tạo.

Điều 'kỳ lạ' ở thủ đô của Na Uy- Ảnh 1.

Oslo đang đi tiên phong trên thế giới về giải pháp giao thông xanh. (Ảnh: Dailyscandinavian)

Năm 2023, xe điện chiếm 70% tổng số xe hơi bán ra ở Oslo, đưa thủ đô của Na Uy trở thành thủ phủ của xe điện trên toàn thế giới tính theo đầu người. Để khuyến khích người dân sử dụng xe điện nhiều hơn, chính quyền thành phố đã đầu tư và lắp đặt trên 2.000 điểm sạc mới cho xe điện, đồng thời áp dụng các chính sách khuyến khích như giảm phí cầu đường, miễn phí đỗ xe, tạo điều kiện tiếp cận các tuyến xe buýt dễ dàng...

Bên cạnh các nỗ lực điện hóa phương tiện giao thông, thành phố cũng khuyến khích việc đi lại chủ động của người dân bằng cách mở rộng làn đường dành cho xe đạp. Từ năm 2017, Oslo làm thêm 100 km đường dành cho xe đạp, từ đó số người sử dụng xe đạp tăng lên 51%.

Hệ thống xe buýt công cộng ở Oslo chạy bằng nhiên liệu làm từ rác thải hữu cơ. Khoảng 40% rác thải sinh hoạt của người dân hiện nay được tái chế và thành phố đang nỗ lực để tăng tỷ lệ này, nhằm quản lý chất thải hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tuần hoàn trong nền kinh tế, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 30% lượng rác thải tính theo đầu người.

Một trong những lý do khiến Oslo được bầu chọn là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2019 là thành phố có nhiều không gian đô thị tràn ngập màu xanh: Những công viên rộng lớn, vườn thực vật, những con đường rợp bóng cây, không khí trong lành...

Những điều này khiến người dân tham gia tích cực hơn vào quá trình chuyển đổi xanh bởi họ là người được hưởng lợi trực tiếp từ những nỗ lực đó.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm