Từ cuối tuần trước, thị trường đã bắt đầu chững lại khi nhiều cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh sau khi hồi phục đáng kể từ vùng đáy ngắn hạn. Số mã đỏ cũng gia tăng và nhiều hơn cổ phiếu xanh. Sức mua đang yếu đi và sẽ cần thời gian để thay máu nhằm tiếp tục cuộc hành trình.
Thông thường, nếu những đợt hồi phục không vượt quá 50% mức giảm thì nó chưa phải là một sóng tăng. Các sóng hồi khi lên rất chậm nhưng khi xuống lại cực kỳ nhanh, chỉ 1 đến 2 phiên là ta có thể mất hết thành quả.
Chia sẻ trong chường trình "Khớp lệnh" của VTV Digital, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư & Quản lý tài sản, Công ty Chứng khoán Tân Việt cho rằng chứng khoán là nhóm liên quan mật thiết nhất tới thị trường. Thị trường tăng thì kỳ vọng công ty chứng khoán có thêm phí giao dịch và dư nợ margin nhờ thanh khoản tăng, tự doanh công ty chứng khoán có lãi, các thương vụ M&A cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nhóm chứng khoán đang phát đi những tín hiệu tương đối tích cực và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì xu hướng đó.
Theo chuyên gia, hiện nay nhiều người bị học sai khi chưa thực sự hiểu 3 giả định quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Đầu tiên là giá phản ánh tất cả, mọi tin tức đều phản ánh vào giá. Thứ hai là giá vận động theo xu hướng chứ không phải vận động một cách ngẫu nhiên. Cuối cùng là lịch sử sẽ lặp lại. Nếu ta quên mất 3 giả định này thì tất cả những cái sau áp dụng đều sai hết.
Về chỉ báo phân tích kỹ thuật, hiện đang có hàng nghìn chỉ báo tuy nhiên đường trung bình động MA vẫn là chỉ báo thiết thực bởi MA bám theo diễn biến của giá. Nếu tuần này diễn biến tích cực hơn một tháng trước đó thì rõ ràng thị trường chứng khoán ngắn hạn đang tốt hơn.
Với những nhà đầu tư mới, việc học hết tất cả các chỉ báo kỹ thuật là vô cùng khó. Theo ông Du, điều với quan trọng với dân kỹ thuật hay dân đầu tư là kỷ luật chứ không phải kiến thức. Nhà đầu tư chỉ nên dùng những kỹ thuật cao siêu sau 2 năm dùng thuần thục các kiến thức cơ bản bởi sẽ rất nguy hiểm nếu biết nhiều mà biết không sâu.
Hiện tại, thị trường vẫn đang ở "vùng trũng thông tin" khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II cũng dần qua đi. Trợ lực cho các cổ phiếu phụ thuộc vào chính triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý III hoặc trong nửa cuối năm.
Thông thường, sau mùa báo cáo tài chính quý II thì tháng 8 sẽ đi vào "vùng trống thông tin" để thị trường có sự thay đổi về mặt định giá.
Theo đó, những yếu tố kích hoạt dòng tiền lớn có thể ảnh hưởng đến chính sách ở thời gian tới. Về khả năng nới room tín dụng cho các ngân hàng trong thời gian tới, ngân hàng nhà nước vẫn đang phát đi những tín hiệu khá thận trọng. Nếu giữ nguyên 14% thì dư địa còn lại sẽ không nhiều bởi 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng 9,53%.
Trước đây, thúc đẩy kinh tế hay khôi phục tăng trưởng thường được ưu tiên nhưng hiện tại, ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát lại đang trở thành mục tiêu hàng đầu. Với bối cảnh Fed tăng lãi suất, áp lực lạm phát thì việc mạo hiểm nới room tín dụng là rất khó.
Với ngành chứng khoán, dòng tiền sẽ đến từ 3 kênh. Thứ nhất là tín dụng ngân hàng, thứ hai là tiền nhờ huy động cổ phiếu, phát hành thêm và thứ ba là trái phiếu. Trong 3 - 4 tháng gần đây, các kênh này đều khá khó khăn với chính doanh nghiệp cũng như thị trường. Tín dụng khắt khe hơn, cổ phiếu phát hành thêm không còn dễ, trái phiếu thì khó phát hành.
Áp lực về dòng tiền để sản xuất kinh doanh đang cao bởi trước đây nếu không vay được ngân hàng thì có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu nhưng hiện tại cả 3 kênh đều rất khó khăn.
Ông Du đánh giá trong quý III, tình hình dự báo tích cực hơn khi mọi thứ được kiểm soát và bớt rủi ro hơn. Tăng trưởng tín dụng, room tín dụng không được nâng thì những ngân hàng