Bất động sản

Di dời nhà máy khỏi nội đô Hà Nội: ‘Đất vàng’ sẽ dùng vào việc gì?

Tại Hà Nội, từ nay đến 2025, thành phố sẽ có 9 nhà máy, cơ sở sản xuất phải di dời khỏi nội đô để đảm bảo giảm ô nhiễm môi trường và theo đúng quy hoạch của thành phố. Trong 9 nhà máy, có 2 nhà máy tọa lạc trên các khu đất rộng trên 50.000m2, thậm chí có nhà máy nằm trên khu đất lên đến gần 160.000m2. Hay có những nhà máy lại nằm trên các khu đất quanh Hồ Hoàn Kiếm như Hàng Tre, Hàng Bồ, Nhà Chung. Những khu đất này, sau khi nhà máy di dời sẽ được ưu tiên bổ sung xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, trường học, cây xanh, vườn hoa theo đúng định hướng và quy hoạch.

Có một thực tế như tại tít báo Giao thông "Cần quy định cụ thể hơn việc dời nhà máy nhưng lại "nhồi" cao ốc. Như bài báo đề cập, nhà máy "dời" đi, nhà ở lại được "nhồi" vào khiến dân số tăng đáng kể.

Dự án 90 Nguyễn Tuân từ nền đất xí nghiệp xe buýt, nó đã được "đưa trở lại" vào 900 căn hộ và nhà liền kề.

Dự án Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân. Tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất, 17.000m2 đất mọc lên 2 tòa nhà 25 tầng với khoảng 1.300 cư dân

Dự án Mipec Rubik 360, số 122 - 124 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy có hai khối nhà 35 cao "chọc trời" được "mọc" lên từ Khu đất hơn 39.000 m2, vốn là bãi đỗ xe bus và trung tâm điều hành xe Tân Đạt.

Khi di dời cả 9 cơ sở trên, theo Hội kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội sẽ có thêm quỹ đất hơn 52 ha. Một vài trong số đó theo quy hoạch sẽ là khu đất hỗn hợp, trường học, nhà ở, bãi đỗ xe hay đất công cộng. Theo các nhà quy hoạch và kiến trúc sư, Tái thiết đô thị từ những khu 'đất vàng' trung tâm là cơ hội quý với Hà Nội.

Trong quá trình đô thị hóa, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành đến khu vực mới phù hợp quy hoạch là cần thiết và là xu hướng.

Tuy nhiên, qua một số vụ việc gần đây đã nêu ra những bài học phải trả giá đắt, bài học xương máu về lợi ích nhóm, bắt tay nhau biến tài sản Nhà nước thành của tư nhân với giá rẻ mạt.... Do vậy, cần đặc biệt coi trọng đến công tác giám sát của các tổ chức, đoàn thể, của báo chí và của nhân dân để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của từng bước trong quy trình thực hiện; cân bằng, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.

Ông Phùng Mạnh Dũng - Phó Trưởng Phòng Đăng ký thống kê đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Táo ngôi sao lạ mắt, quýt 300.000 đồng/quả dịp Tết

Quýt chum chĩnh vàng, táo hình ngôi sao, bưởi đỏ tiến vua...dù có giá đắt đỏ, nhưng vẫn thu hút khách hàng mua làm quà biếu Tết hoặc dâng hương với mong muốn một năm mới tiền tài rủng rỉnh cho gia chủ.

Tiểu thương lo mất Tết, lập chợ cóc tại công viên Hà Đông

Ngày 10/12, UBND quận Hà Đông dựng hàng rào tôn quanh khu đất 52,87ha thuộc Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí thể thao quận Hà Đông (công viên Hà Đông) nhằm dừng việc khai thác tạm, cho thuê mặt bằng tại khu đất trên. Việc chấm dứt hợp đồng gần Tết khiến tiểu thương chợ tạm có nguy cơ vứt bỏ hàng tấn hoa quả, nhiều lao động mất việc.

Giải tỏa khu "rừng ma" để thi công cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ

Các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Trị đã mất rất nhiều thời gian mới vận động được người dân giải tỏa một phần khu "rừng ma" - nơi chôn cất người chết của người Vân Kiều, để bàn giao mặt bằng, thi công tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ.

Cảm động câu chuyện "xây nhà lần đầu tiên trong đời ở tuổi 81"

"Từ thuở bé đến bây giờ mới xây nhà lần đầu tiên, ngôi nhà cũ của ông bà rách nát lắm rồi cho nên không thể ở được. Như thế này quá là mĩ mãn rồi cháu ạ, đời bây giờ là hết đời rồi, ông bà rất là mừng" – đó là những chia sẻ xúc đồng của bà Nguyễn Thị Bồng tại Dương Cương, Hà Nam.