Kinh doanh

Đề xuất tăng nhập khẩu cồn Ethanol từ Mỹ

Tóm tắt:
  • Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam đề xuất tăng cường sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam.
  • Việt Nam mong muốn nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ nhưng gặp khó khăn về đa dạng sản phẩm.
  • Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng Ethanol, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng toàn cầu.
  • Đề xuất sử dụng 100% xăng sinh học E10 có thể tăng nhu cầu nhập khẩu Ethanol lên 1 triệu tấn.
  • Hạ thuế Ethanol không đủ, cần Chính phủ chỉ đạo bắt buộc pha cồn để nâng cao nhập khẩu từ Mỹ.

Theo VBFA, do đặc thù về kinh tế của 2 quốc gia, Việt Nam rất muốn tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, nhưng Mỹ không có nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam sẵn sàng và có thể nhập khẩu ngoài những mặt hàng có thế mạnh của Mỹ như: Vũ khí, LNG, máy bay, hàng công nghệ cao, nông sản (đa số là ngô và đậu tương) hay Ethanol.

Các số liệu thống kê của hiệp hội cho thấy, Ethanol là một mặt hàng mà Mỹ gần như thống trị thế giới về sản lượng (chiếm khoảng 50% tổng sản lượng ethanol toàn cầu), hơn 50% sản lượng ngũ cốc của Mỹ là dùng để sản xuất Ethanol.

Chương trình xăng sinh học của Mỹ đã được áp dụng trong nhiều năm và rất thành công, vừa đảm bảo bài toán đầu ra cho nông sản, vừa giải quyết một phần an ninh năng lượng cũng như bảo vệ môi trường (Mỹ bắt buộc toàn bộ xăng bán ra thị trường phải pha Ethanol tỷ lệ 10-20% tùy từng bang).

VBFA đề xuất đẩy mạnh nhập khẩu cồn Ethanol từ Mỹ để cân bằng cán cân thương mại.

VBFA đề xuất đẩy mạnh nhập khẩu cồn Ethanol từ Mỹ để cân bằng cán cân thương mại.

Liên quan đến thuế nhập khẩu cồn Ethanol 99% dùng để pha xăng sinh học nhập khẩu vào Việt Nam, VBFA cho biết, thời gian qua Việt Nam liên tục giảm thuế mặt hàng này từ mức 15% xuống 12%, 10% và gần nhất là 5%.

Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tạo cơ hội để nhập khẩu Ethanol và ngô để sản xuất Ethanol từ Hoa Kỳ vào Việt Nam thì bài toán hạ thuế, thậm chí về 0% không giải quyết được vấn đề vì quy mô sử dụng Ethanol như hiện nay ở Việt Nam quá nhỏ (chỉ dùng để pha 5% cồn vào xăng A92, trong khi xăng A92 chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng).

Việc đẩy mạnh nhập khẩu cồn Ethanol từ Mỹ sẽ giúp phần nào cân bằng cán cân thương mại trong bối cảnh Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hoá Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp để thúc đẩy triển khai sử dụng xăng sinh học trên toàn quốc chính là Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo sử dụng 100% xăng sinh học cho cả 2 loại xăng A92 và A95 bằng cách pha tối thiểu 10% để hình thành xăng sinh học E10 cho cả 2 loại xăng.

Khi đó, với sản lượng tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn xăng hiện nay, nhu cầu nhập khẩu Ethanol có thể tăng gấp 10 lần hiện nay (lên khoảng 1 triệu tấn Ethanol), tương đương với giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD.

“Trong thời gian tới, chúng ta có thể nhanh chóng nâng tỷ lệ pha Ethanol lên 20% như hầu hết các quốc gia đã áp dụng (Philippines, Thái Lan, Mỹ, Brazil, châu Âu) thì dư địa nhập khẩu riêng mặt hàng Ethanol từ thị trường Mỹ có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 17% giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam”, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam đề xuất.

Hiệp hội này cũng cho biết, đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất nhanh chóng triển khai chương trình xăng sinh học E10 toàn phần (tức pha 10% cồn vào cả 2 loại xăng đang lưu thông trên thị trường một cách bắt buộc).

“Đây là cách tốt nhất để có thể tạo dư địa nhập khẩu mặt hàng Ethanol từ Mỹ vào Việt Nam thay vì chỉ sử dụng công cụ hạ thuế nhập khẩu mặt hàng này và là giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất đóng góp vào các giải pháp tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam mà Chính phủ đang cố gắng triển khai thực hiện”, VBFA nhấn mạnh.

Các tin khác

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng về nỗi lo sữa, thuốc giả: ‘Chúng tôi không tiếp tay, không dung túng’

Trước thực trạng sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng khiến dư luận hoang mang, đặc biệt khi có thông tin những sản phẩm này đã len lỏi vào hệ thống bệnh viện, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng trấn an và làm rõ quy trình kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào.

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Nhờ yếu tố này, Nhơn Trạch (Đồng Nai) dù không sáp nhập vào Tp.HCM nhưng lượt tìm kiếm đất nền vẫn tăng vọt 142% trong vòng một tháng

Theo Nghị Quyết số 60-NQ/TW, Nhơn Trạch (Đồng Nai) không nằm trong danh sách hợp nhất với TP.HCM. Tuy nhiên, điều này không làm bất động sản tại đây giảm nhiệt. Lượt tìm kiếm vẫn tăng nhờ vị trí giáp ranh Tp.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành “cầu nối” kinh tế giữa các vùng trọng điểm phía Nam.