Sức khỏe

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Tóm tắt:
  • Trong số 21 thuốc bị thu giữ, 4 loại giả mạo thuốc đã được cấp phép.
  • Các thuốc giả bị cấm kinh doanh, sử dụng theo yêu cầu của Bộ Y tế.
  • Thuốc giả gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.
  • 16 thuốc giả còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc hợp lệ nào.
  • Bộ Y tế đề nghị các cơ sở không được kinh doanh, sử dụng các sản phẩm giả này.

21 thuốc giả không được kinh doanh, sử dụng

Phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng vừa có Công văn số 113/QLD-CL gửi các sở y tế thông báo 21 loại thuốc giả trong vụ án do Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Bộ Y tế thông tin về 21 loại thuốc giả  - Ảnh 1.

Trong 21 thuốc giả, có 16 thuốc giả ghi nhãn không trùng với với các thuốc đã từng được cấp số đăng ký

ẢNH: CỤC QUẢN LÝ DƯỢC

Các sản phẩm còn lại không trùng khớp với bất kỳ loại thuốc nào nằm trong danh mục đã được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký lưu hành.

Căn cứ các quy định của luật Dược, Cục Quản lý dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành và y tế các ngành khẩn trương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, cơ sở sử dụng thuốc không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng các sản phẩm giả sau:

Viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-16; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), SĐK: VD-28109-17; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW 3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Viên nén Pharcoter (Codein base 10mg; Terpin hydrat 100mg), SĐK: VD-14429-11; nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco), đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên.

Sản phẩm giả thuốc Neo-Codion.

Cục Quản lý dược cho biết, với thuốc Neo-Codion được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có các thông tin chính thức như sau: số giấy phép lưu hành 300111082223 (SĐK cũ: VN-18966-15); hoạt chất Codein base (dưới dạng Codein camphosulfonat 25mg) 14,93mg; Sulfogaiacol 100mg; cao mềm Grindelia 20mg; dạng bào chế là viên nén bao đường; đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất: Công ty Sophartex (Pháp), địa chỉ: 21, rue du Pressoir, Vernouillet, 28500.

Có 16 sản phẩm khác là thuốc giả khác (ảnh) không thuộc danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành.

Các tin khác

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng về nỗi lo sữa, thuốc giả: ‘Chúng tôi không tiếp tay, không dung túng’

Trước thực trạng sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng khiến dư luận hoang mang, đặc biệt khi có thông tin những sản phẩm này đã len lỏi vào hệ thống bệnh viện, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng trấn an và làm rõ quy trình kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào.

Nhờ yếu tố này, Nhơn Trạch (Đồng Nai) dù không sáp nhập vào Tp.HCM nhưng lượt tìm kiếm đất nền vẫn tăng vọt 142% trong vòng một tháng

Theo Nghị Quyết số 60-NQ/TW, Nhơn Trạch (Đồng Nai) không nằm trong danh sách hợp nhất với TP.HCM. Tuy nhiên, điều này không làm bất động sản tại đây giảm nhiệt. Lượt tìm kiếm vẫn tăng nhờ vị trí giáp ranh Tp.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành “cầu nối” kinh tế giữa các vùng trọng điểm phía Nam.

Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về "kẽ hở" giúp doanh nghiệp gian dối

Có một nghịch lý vì sao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội đã 2 lần kiểm tra nơi sản xuất của gần 600 loại sữa giả nhưng lại không phát hiện vi phạm? Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội khẳng định trong suốt 4 năm qua không kiểm tra các loại sữa giả này vì không phải thuộc diện quản lý. Vậy kẽ hở nào giúp doanh nghiệp làm ăn gian dối?

VOV tri ân vùng đất cội nguồn tại Cà Mau

VOV tổ chức chương trình về nguồn tại Cà Mau với các hoạt động khám bệnh, tặng quà, trao học bổng và nhà tình nghĩa, như lời tri ân vùng đất nghĩa tình và tiếp nối truyền thống phát thanh cách mạng.