-
Có thể điều chỉnh chính sách để các doanh nghiệp được quyền tự đăng ký thương hiệu vàng miếng của mình và tự chịu trách nhiệm, sản xuất - kinh doanh như các loại vàng trang sức, vàng nhẫn hiện nay, thay vì chỉ có một loại vàng miếng SJC do Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuấtTại: Phải kéo giá vàng SJC về sát giá thế giới!
Đây là ý kiến của chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thử nghiệm có kiểm soát hoạt động fintech, gồm sàn giao dịch tài sản số, tiền số tại các trung tâm tài chính sắp hình thành ở TP HCM và Đà Nẵng.
Theo ông Phan Dũng Khánh, việc thí điểm mở sàn giao dịch tiền số và tài sản số là cần thiết, đúng với chủ trương "bỏ tư duy không quản được thì cấm" của Chính phủ. Đặc biệt, khi chính sách của Việt Nam hiện nay là ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) vào mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế.
"Bởi dù chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nhưng theo thống kê của một số tổ chức tài chính quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong tốp sở hữu tài sản số hàng đầu thế giới. Nay nếu tạo khung pháp lý, cho thử nghiệm sàn giao dịch, có thể vừa có thể quản lý tốt, thu được thuế, cũng như tận dụng công nghệ để phát triển. Đặc biệt đằng sau tài sản số là "cả bầu trời" công nghệ ứng dụng cho kinh tế và cuộc sống" – ông Phan Dũng Khánh nói.
Theo các chuyên gia, đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cũng theo ông Phan Dũng Khánh, tại Việt Nam chỉ có VNĐ là đồng tiền được phép sử dụng trong thương mại, thanh toán. Do đó khi tiền số được quản lý sẽ tránh được những tiêu cực như lợi dụng, lừa đảo từ tài sản số bằng cách lập các sàn giao dịch trái phép để dụ dỗ, mời gọi nhà đầu tư tham gia…
Để triển khai mô hình thí điểm sàn giao dịch tiền số, tài sản số thành công, theo các chuyên gia, nhà nước cần đóng vai trò là "nhạc trưởng" trong thành lập, quản lý.
PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP HCM, nêu quan điểm trong quá trình xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và cho thí điểm sàn giao dịch tài sản số, mô hình này cần phải do nhà nước thiết lập và quản lý. Không để các sàn được cấp phép với tổ chức tư nhân, sẽ khó để điều hành. Sàn giao dịch tài sản số (crypto) phải do cơ quan nhà nước quản lý để bảo đảm tính minh bạch, an toàn và chính thống.
"Thời gian qua, các sàn giao dịch ngoại hối (forex) được một số đối tượng lừa đảo mở trái phép rồi mời gọi nhà đầu tư tham gia rất nhiều. Nếu cấp phép thí điểm cho mô hình này đối với tổ chức tư nhân hoặc doanh nghiệp lập, điều hành sẽ rất rủi ro" – PGS-TS Nguyễn Hữu Huân nói.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh nhà nước phải là cơ quan thành lập thí điểm sàn giao dịch tài sản số này, các thành phần thị trường khác sẽ tham gia như những tổ chức quốc tế có có uy tín, có kinh nghiệm hỗ trợ, các chuyên gia, nhà đầu tư…
Theo kế hoạch của Chính phủ, Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam sẽ được thành lập ở TP HCM và Đà Nẵng. Tại dự thảo đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).
Theo đó, Ủy ban Quản lý, điều hành trung tâm tài chính sẽ có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro với sandbox trong hoạt động fintech. Việc thử nghiệm gồm sàn giao dịch với tài sản, tiền mã hóa (tài sản số, tiền số).