Thời sự

ĐBQH: Ba năm liền ngân sách bội chi tạo dư địa để miễn giảm thuế, phí với liều lượng cao hơn

Nêu kiến nghị tại phiên thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 diễn ra sáng 2/11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục đưa ra những chính sách tài khoá nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP HCM cho biết tăng trưởng kinh tế năm nay tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh suy giảm của thế giới thì đã hết sức trân quý. Tuy nhiên, lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường, cắt giảm giờ làm của người lao động còn ở mức cao.

Trong ba năm qua, ngân sách thu đều vượt dự toán, nợ công chỉ chiếm khoảng 38% GDP thấp hơn rất nhiều so với mức trần 60%. Vì vậy, còn nhiều dư địa để tiếp tục mở rộng chính sách tài khoá.

Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục miễn giảm thuế, phí trong thời gian tới với liều lượng cao hơn, đối tượng mở rộng hơn, cụ thể, việc giảm thuế VAT nên áp dụng cho tất cả các mặt hàng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP HCM. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Ngoài ra, cần rà soát các khoản chi trong Nghị quyết 43 để chuyển nguồn, chuyển đối tượng nên chi thêm cho lĩnh vực y tế.

Số tiền hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thông qua ngân hàng thương mại còn đến 38.000 tỷ thì nên bổ sung vào quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng chứ không nên hạ chuẩn điều kiện cho vay. 

Cùng với đó, đại biểu cho rằng, số tiền còn lại trong khoản hỗ trợ tiền thuê nhà, cần tiếp tục chi theo danh mục mà Chính phủ đã đề nghị chi theo danh mục mà Chính phủ đề nghị cho các bệnh viện. Cần kéo dài thời gian thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội, đồng thời, cần chuyển nguồn khoản kinh phí cho ba dự án cao tốc quan trọng quốc gia mà Quốc hội đã cho ý kiến chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần tái cấp vốn, bảo lãnh trái phiếu trong nước để giúp ngân hàng chính sách xã hội có điều kiện mở rộng tín dụng cho các đối tượng yếu thế, người nghèo, người mất việc làm có thêm việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Giải trình các vấn đề mà đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết trong 9 tháng đầu năm nay, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài và bội chi ngân sách cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững.

Về chính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, có nghĩa là chính sách tài khóa thâm hụt thì phải giảm thuế nhưng vẫn tăng chi ngân sách. Trong 3 năm vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Quốc hội giảm thuế đối với các loại thuế, dự kiến năm nay giảm khoảng 200 nghìn tỷ, đây là nỗ lực rất lớn.

Sau khi giảm thuế, để tiếp tục giữ cán cân tài khóa, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, phải đưa vào nền kinh tế 347 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 43 năm 2022. 

Về dự toán tình hình ngân sách năm 2023, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đến ngày 30/10 thu ngân sách đã đạt 85%. Một số ý kiến đại biểu về việc tăng thu từ tiền đất, Bộ trưởng cho rằng, thu từ tiền đất và khoản thu từ dầu thô còn rất nhỏ, thu ngân sách chủ yếu từ vai trò của sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là thu nội địa. 

Đề cập về vấn đề giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đến nay mới giải ngân đạt được 57% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, còn nếu theo cả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các địa phương thì chỉ giải ngân được 52%.

"Vấn đề đặt ra là tại sao giải ngân thấp như vậy trong khi nền kinh tế đã đáp ứng vốn, nguyên nhân có phải do vướng mắc từ đầu tư công trong Luật Đầu tư công hay không?" Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đặt vấn đề và cho biết nếu không sửa Luật này thì chúng ta vẫn tiếp tục vướng mắc trong giải ngân đầu tư công.

Với chính sách tài khoá, Bộ trưởng cho biết, gói chi xây dựng cơ bản và đầu tư công đã chiếm 33% ngân sách nên nếu thực hiện đúng theo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công sẽ mang đến động lực lớn cho nền kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm