Bài học dạy con cảm ơn và từ chối luôn cần song hành trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ. Thậm chí, từ chối còn khó hơn rất nhiều so với cảm ơn. Ngay cả đối với nhiều người lớn, việc nói "không" cũng là một kỹ năng không hề đơn giản.
Vậy khi nào trẻ cần từ chối và từ chối như thế nào là một vấn đề quan trọng thường gặp trong cuộc sống nhưng các bậc phụ huynh lại ít chú ý đến. Dạy con biết từ chối chính là cách cha mẹ giúp con tránh rơi vào những tình huống khó xử hay nguy hiểm.
Dưới đây là một số điều lưu ý mà cha mẹ cần chú ý trong quá trình dạy trẻ nói "Không".
1. Những đứa trẻ không nói lời từ chối thường gặp khó khăn trong tương lai
Nhiều cha mẹ thường dạy con cần hoạt ngôn, luôn bày tỏ quan điểm cá nhân và ép con phải thực hiện theo. Họ cho rằng chia sẻ là một kỹ năng tốt và điều này hoàn toàn là đúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ cần biết cách nói "không" để bảo vệ bản thân, giữ lễ nghĩa.
Chẳng hạn như trong vài trường hợp sau, cha mẹ hãy dạy trẻ khéo léo từ chối: Không nhận món quà đắt tiền hoặc không phù hợp; không thực hiện những việc chưa được cha mẹ đồng ý; không giao lưu với bạn xấu; không đi chơi quá trễ,…
Không biết cách từ chối người khác có thể đẩy trẻ vào nhiều tình huống nguy hiểm. (Ảnh minh hoạ)
Học cách nói "không" với người khác và chấp nhận việc người khác nói "không" với mình là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp xã hội. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con cách từ chối khéo léo. Đầu tiên, trẻ cần phải cảm ơn trước khi từ chối để làm giảm đi cảm xúc tiêu cực ở người bị từ chối. Ngoài ra, hãy luôn dạy trẻ biết ghi nhận lòng tốt từ người đề nghị.
Điều thứ hai, cha mẹ hãy dạy trẻ từ chối một cách lễ phép, không phán xét và cần nêu ra lý do một cách trung thực. Điều thứ ba, cha mẹ cần cảnh báo con những nguy hiểm đang rình rập nếu chấp nhận lời mời/lời đề nghị từ người lạ khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ.
2. Cha mẹ cần tôn trọng tính cách độc lập của trẻ
Để dạy trẻ học cách từ chối, trước hết cha mẹ phải chú ý đến phương pháp giáo dục của bản thân. Đừng chỉ làm theo ý mình và ép trẻ làm những điều trẻ không thích. Đừng nghĩ rằng mình là người sinh thành và dạy dỗ thì có quyền bắt con nghe theo mọi chuyện. Cha mẹ không nên có cách giáo dục độc đoán như vậy.
Thay vì bắt ép, cha mẹ nên cố gắng thể hiện bản thân để con cái tin tưởng và hỗ trợ con bằng những hành động thiết thực. Hãy cho con quyền tự chủ trong tầm kiểm soát của con. Cha mẹ cần học cách tôn trọng sự lựa chọn của con. Trong trường hợp sự lựa chọn ấy không tốt, hãy phân tích để giúp trẻ hiểu ra vấn đề.
Trong quá trình dạy con cách từ chối, cha mẹ nên tôn trọng suy nghĩ và quyết định của con. (Ảnh minh hoạ)
3. Dạy trẻ phép tắc lịch sử khi nói lời từ chối
Từ chối là một kỹ năng quan trọng, thể hiện được mong muốn, nhu cầu bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ cần dạy con từ chối người khác một cách lịch sự, tế nhị, không khiến họ rơi vào tình cảnh xấu hổ.
Khi lắng nghe yêu cầu, lời đề nghĩ của người khác, hãy dạy trẻ không thẳng thừng từ chối ngay mà cần thời gian ngắn để bình tâm suy nghĩ. Điều này ít nhất khiến người đối diện thấy rằng trẻ đang nghiêm túc cân nhắc. Quan trọng nhất khi nói "không" với người khác, cần chú ý đến giọng nói, ngữ điệu để khiến người đối diện cảm thấy hợp lý, dễ chịu, tránh gây xung đột.