Mỗi năm, Salmonella là tác nhân lây nhiễm cho khoảng 1,35 triệu người Mỹ. Chúng gây bệnh ở đường tiêu hóa. Có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, có thể gây thủng ruột, gây nhiễm độc toàn thân, trường hợp nặng có thể bị viêm cơ tim, viêm não dẫn đến tử vong.
Triệu chứng nhiễm Salmonella có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 đến 7 ngày và có thể bao gồm: Tiêu chảy; Co thắt dạ dày; Đau đầu; Sốt; Nôn mửa; Mất nước (mất dịch cơ thể), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già. Nhiễm khuẩn Salmonella có thể bị nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella vì những lý do sau
- Ăn đồ ăn hoặc uống nước hoặc sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
- Ăn hoặc chạm vào miệng sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn mà không rửa tay trước. Động vật bị nhiễm khuẩn thường không có vẻ bị ốm.
- Động vật thường bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm gà, vịt, lợn, bò, động vật gặm nhấm và các loài bò sát như rắn, thằn lằn và rùa. Thú nuôi là nguồn nhiễm khuẩn phổ biến.
- Ăn đồ ăn sẵn (các loại đồ ăn không cần nấu nướng) được chế biến trên các bề mặt chế biến thực phẩm hoặc bằng các đồ dùng bị nhiễm Salmonella.
Những việc cần làm để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella
Theo trang y tế của tiểu bang Minnesota (Hoa Kỳ) thì dưới đây là một số việc mọi người cần lưu ý để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella hiệu quả.
1. Rửa tay sạch sẽ
Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella, cần rửa tay sau khi sử dụng phòng tắm và thay tã. Trước khi chế biếnLuôn rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật
Luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với gia súc, thú cưng; tiếp xúc với phân động vật.
2. Giữ nhà bếp luôn sạch sẽ
Để thịt gia cầm sống riêng biệt với rau củ quả trong quá trình mua hàng và bảo quản thực phẩm.
Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
Rửa sạch trái cây và rau sống trước khi ăn.
Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín. Nấu chín kỹ thịt đỏ và gia cầm sống để tiêu diệt vi khuẩn. Thịt đỏ, thịt gia cầm và bánh mì kẹp thịt nên được nấu chín cho đến khi chúng không còn màu hồng ở giữa.
3. Tránh thực phẩm chưa tiệt trùng
Chỉ uống sữa tiệt trùng. Tránh sữa chưa tiệt trùng (thô) và thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng
4. Cách rã đông thực phẩm
Cần rã đông thực phẩm trong tủ mát, trong nước lạnh hoặc trong lò vi sóng thay vì nhiệt độ phòng. Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ từ 40°F (4 độ C) trở xuống hoặc tủ đông có nhiệt độ từ 0°F (-17 độc C) trở xuống.
5. Cẩn thận khi tiếp xúc với động vật
Luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật. Tránh tiếp xúc với những con vật đang bị tiêu chảy. Không cho các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
6. Thận trọng khi đi bơi - không nuốt nước trong hồ/bể bơi
Tránh nuốt nước hồ bơi, bể bơi trong khi bơi. Bất cứ ai bị bệnh tiêu chảy nên tránh bơi lội trong bể hoặc hồ công cộng, tắm chung với người khác và chuẩn bị thức ăn cho người khác.